Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là nơi tưởng nhớ vị nữ tướng tài ba đã có công rất lớn trong hoạt động cách mạng của quê hương Bến Tre. Di tích này không chỉ lưu giữ các hiện vật, tư liệu về bà mà còn có nhiều công trình tham quan rất đặc sắc. Đây là điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Bến Tre.

Bạn đang đọc: Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Giới thiệu đôi nét về Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định

Để tưởng nhớ vị nữ tướng đáng kính có công lớn với cách mạng địa phương, vào tháng 12/2000, tỉnh đã cho xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định (tổng diện tích lên đến 15 nghìn mét vuông) và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2003. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tọa lạc tại quê hương của bà, nay là địa phận xã Lương Hòa, thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 9km. Cùng với di tích Cây Da đôi, đây là một trong những địa điểm về nguồn rất nổi tiếng, đặc biệt có ý nghĩa với những ai yêu mến vị nữ tướng anh hùng và quan tâm đến lịch sử, văn hóa, con người Bến Tre. 

Hiện nay, Khu lưu niệm Nguyễn Thị ĐỊnh không chỉ lưu giữ rất nhiều tư liệu, hiện vật mà còn đưa vào hoạt động một số công trình mới cũng như tiến hành phục dựng mô hình tái hiện các sự kiện liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của bà. Nơi đây là địa chỉ đỏ dành cho các cán bộ lãnh đạo, tầng lớp nhân dân và nhất là thế hệ trẻ trên khắp mọi miền đất nước về tham quan, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, chính trị. Vào ngày 28/07 âm lịch hằng năm, xã Lương Hòa sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý Di tích tỉnh Bến Tre tổ chức lễ thắp hương, dâng hoa kỷ niệm ngày mất của vị nữ tướng tại đây, thể hiện sự kính trọng, tri ân về người anh hùng tài ba của dân tộc.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là điểm về nguồn vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Bến Tre

Hướng dẫn đường đi đến Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định

Để đến được Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định từ Thành phố Hồ Chí Minh thì trước hết bạn cần phải di chuyển tới Bến Tre. Bạn có thể sử dụng các loại phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe khách đi Bến Tre tùy vào điều kiện. Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều người thì xe khách là phương tiện thuận lợi và dễ đi hơn cả, tuy nhiên bạn sẽ cần bắt taxi hoặc thuê xe máy để tiếp tục di chuyển tới khu di tích. Nếu bạn vững tay lái và muốn trải nghiệm phượt miền Tây thì Blogdulich.edu.vn gợi ý là nên lựa chọn xe máy để chủ động hơn về lịch trình cũng như thời gian. Sau khi tới trung tâm thành phố Bến Tre, bạn chỉ cần đi thẳng theo đường tỉnh lộ 885 chừng 9km đến địa phận xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm là sẽ thấy ngay Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định.   

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Di tích tọa lạc trên tỉnh lộ 855 thuộc xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm

Những trải nghiệm đặc sắc tại Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định

3.1 Tìm hiểu về cuộc đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định

Nguyễn Thị Định (sinh ngày 13/02/1920) là con út trong một gia đình 10 người con tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, thường được mọi người gọi là Cô Ba. Khi vừa tròn 16 tuổi, bà đã bắt đầu tham gia cách mạng và đảm nhận nhiệm vụ liên lạc, truyền đơn, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh. Vào năm 1946, bà là một thành viên trong đoàn cán bộ Khu 8 vượt biển ra miền Bắc gặp Bác Hồ nhằm báo cáo tình hình cách mạng trong miền Nam và xin chi viện, từ đó mở ra cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, tiền thân của các đoàn tàu không số về sau. Trở về quê nhà, tên tuổi của Cô Ba lại gắn liền với Phong trào Đồng Khởi 1960 và “Đội quân tóc dài” đã làm cho quân thù phải khiếp sợ.

Trong suốt quá trình hoạt động, bà nhiều lần bị quân địch bắt và tra tấn vô cùng dã man. Thế nhưng, tinh thần cách mạng của người con gái Bến Tre ấy vẫn rất kiên cường, một lòng chung thủy sắc son với dân tộc. Năm 1974, Cô Ba Định được phong hàm Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam – Một vị nữ tướng uy nghi, oai phong mà đôn hậu, đằm thắm và hết sức chân tình. Vào ngày 26/08/1992, Nguyễn Thị Định từ trần. Bà đã sống cuộc đời trọn vẹn với đất nước, quê hương và có nhiều đóng góp to lớn cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Chân dung Cô Ba Định – Vị nữ tướng sống trọn một đời với non sông Tổ quốc

3.2 Tham quan một vòng Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định

Khuôn viên và Nhà bia

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định rộng khoảng 15.000m2, được xây dựng khá giản dị với các công trình hết sức trang trọng trong một khuôn viên trồng rất nhiều cây cảnh và cây ăn quả, tạo cảm giác xanh tươi, thoáng mát. Cổng khu di tích được thiết kế theo kiểu dáng cổng tam quan thường thấy ở các đình làng vùng nông thôn Việt Nam xưa với nhiều hoa văn trang trí hình rồng, phượng rất đẹp mắt. Bước qua khỏi cổng tam quan, bạn sẽ bắt gặp Nhà bia. Nhà bia được xây cất theo lối kiến trúc cổ lâu tứ trụ, mái chồng hai tầng và lợp ngói vảy cá màu gạch tôm. Bên trong Nhà bia, sừng sững ngay ở giữa trung tâm là một khối đá hoa cương được tạc hình con rùa, trên mai đội một tấm bia đá khắc chữ Quốc ngữ ghi chép lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của vị nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Khuôn viên khu lưu niệm được trồng rất nhiều cây xanh 

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Cảnh quan rộng rãi, thoáng đãng và hài hòa với thiên nhiên

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Nhà bia nằm ngay sau cổng tam quan

Tìm hiểu thêm: Đến Cố đô, nhớ ghé tiệm chè 24 sắc thái trứ danh

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Tấm bia đá ghi chép tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thị Định

Đền thờ

Đền thờ Nguyễn Thị Định được xây rất khang trang, cao ráo và thoáng mát theo kiểu tứ trụ, cột tròn, mái hai tầng có diềm uốn cong ở bốn góc và đầu cột, đầu hồi đều trang trí họa tiết cực kỳ tinh xảo. Đền có ba cửa ra vào, bao bọc xung quanh là một hành lang rộng. Chính giữa đền thờ đặt tượng chân dung Nguyễn Thị Định làm bằng đồng, đứng trang nghiêm trên bệ đá hoa cương trong trang phục áo bà ba với khăn rằn quấn quanh cổ – Hình ảnh được bà con xứ dừa in đậm trong tim mỗi khi nhớ đến Cô Ba. 

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Đền thờ với các họa tiết trang trí tinh xảo

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Bàn thờ đặt tượng Nguyễn Thị Định bằng đồng trong trang phục áo bà ba và khăn rằn quấn quanh cổ 

Phòng trưng bày

Khác với Khu lưu niệm Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nơi đây không đặt mộ Nguyễn Thị Định mà có phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật minh họa về cuộc đời cũng như sự nghiệp cách mạng của bà. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định đang bảo tồn rất nhiều hiện vật quý giá như áo bà ba, khăn rằn, áo gió, võng, bút, mắt kính, sổ tay… mà bà đã từng sử dụng trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Ngoài ra còn có một chiếc xe Honda 90 mà Cô Ba từng dùng để đi công tác ở Trung ương Cục miền Nam trước ngày 30/04/197, bộ bàn ghế làm việc và hội họp trong khoảng thời gian hoạt động bí mật tại nhà ông Trần Văn Thậm từ năm 1956 đến năm 1958, lá thư viết tay bà gửi cháu gái Nguyễn Thị Mẫn để thăm hỏi, động viên… Nhiều tư liệu, hiện vật được tìm kiếm và bổ sung thêm theo thời gian nên phòng trưng bày ngày càng phong phú hơn.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Phòng trưng bày tư liệu và các hiện vật mà Cô Ba từng sử dụng

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

Hình ảnh vị nữ tướng huyền thoại

Các công trình khác

Ngoài những công trình có sẵn, lãnh đạo tỉnh còn phục dựng lại Nhà làm việc của Nguyễn Thị Định ở căn cứ Tà Thiết thuộc tỉnh Bình Phước trong khuôn viên khu lưu niệm. Công trình này phục dựng theo nguyên mẫu tại căn cứ Tà Thiết với không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi được thiết kế âm xuống lòng đất với độ sâu khoảng 1m. Trong Nhà làm việc còn có hầm chữ A ở ngay giữa vách, kết nối với một hào giao thông dùng để thoát hiểm dẫn vào rừng. Bên cạnh đó, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định hiện đang được phục dựng thêm những công trình khác như núi đá, thác nước và đặc biệt là cây đàn đá 5 tấn ở bên cạnh Nhà làm việc. Cây đàn đá chính là biểu tượng cho đồng bào dân tộc thiểu số đã bảo vệ bà Nguyễn Thị Định khi hoạt động cách mạng ở căn cứ Tà Thiết.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, nơi ghi dấu cuộc đời vị nữ tướng đáng kính

>>>>>Xem thêm: Ghi chép lại các kinh nghiệm đi Cù Lao Tân Lộc Cần Thơ

Phục dựng Nhà làm việc của Nguyễn Thị Định ở căn cứ tà Thiết trong khu lưu niệm

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là công trình đầy tự hào của người dân tỉnh Bến Tre nhằm giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng địa phương. Bạn hãy lưu lại nơi này vào cẩm nang du lịch và thử một lần ghé thăm để hiểu rõ hơn về vị nữ tướng anh hùng của dân tộc nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *