Làng chài Phú Hải có lẽ là nơi không được nhiều người biết đến, thế nhưng chắc hẳn bạn đã trên 1 lần ngắm nhìn vẻ đẹp của xã Phú Hải cũng như biển Thuận An qua bộ ảnh “Hương sắc làng cá Phú Hải” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong và Kelvin Long rồi chứ? Cùng Blogdulich.edu.vn ngắm nghía lại bộ ảnh cũng như tìm hiểu thêm về 1 ngày của ngư dân làng chài Phú Hải diễn ra như thế nào nhé!
Bạn đang đọc: Làng chài Phú Hải – Cuộc sống dung dị và đầy tiếng cười có phải điều bạn đang tìm kiếm?
1 Tổng quan về làng chài Phú Hải
Vị trí: Sát biển Thuận An (Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20 km), Xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Làng chài Phú Hải là một làng cá nhỏ nhắn, giản dị toạ lạc ngay sát bờ biển Thuận An tạo điều kiện cho ngư dân phát triển nghề cá và có cuộc sống ổn định. Làng chài cách âu thuyền Phú Hải tầm 300 m, vốn là nơi tập trung của cư dân bốn thôn Cự Lại nên tại nơi này cũng gồm cả ghe thuyền nhỏ để bà con tiện đánh bắt gần bờ. Âu thuyền Phú Hải còn là nơi neo đậu của các tàu đánh bắt xa bờ, đặc biệt vào các mùa mưa bão khu neo đậu này lại hội tụ nhiều thuyền, ghe lớn nhỏ từ các vùng biển lân cận huyện Phú Vang, thị trấn Thuận An, xã Phú Diên, Phú Hải, Phú Thuận… để tránh bão.
Nếu bạn là một tín đồ thích khám phá Huế, nơi có những đền đài, lăng tẩm cổ kính, trầm tư cùng những con đường hay dòng sông uốn luọn mềm mại thì chắc hẳn khi ghé thăm làng chài Phú Hải, nơi này cũng sẽ để lại trong bạn những ấn tượng vô cùng nhẹ nhàng về cuộc sống đầy dung dị cùng những bữa ăn đạm bạc không thể tìm thấy ở chốn phồn hoa đô thị. Đưa làng chài Phú Hải vào lịch trình khám phá Huế tự túc chính là tạo thêm một nét chấm phá đặc sắc trong chuyển đi của mình và gia đình hay bạn bè đấy.
Xem thêm:
Xã Phú Hải nổi bật qua ống kính của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Phong và Kelvin Long qua bộ ảnh “Hương sắc làng cá Phú Hải”. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
2 Khám phá làng chài Phú Hải
2.1 Khung cảnh ra khơi tại làng chài Phú Hải
Hầu hết dân địa phương tại làng chài Phú Hải từ lúc còn rất trẻ đã nuôi trồng thuỷ sản và làm nghề cá. Trước mỗi chuyến đánh bắt vào sáng sớm, những ngư dân ở làng chài Phú Hải đều thắp hương cầu nguyện được lộc biển và an toàn. Lúc này, thường mọi người sẽ hợp sức cùng nhau xoay thuyền để đẩy ra biển bằng đòn gánh của thuyền hoặc có thể dùng xe đẩy thuyền. Thế nhưng không phải hộ nào cũng có để kinh tế để làm việc này.
Đặc biệt vào những ngày sóng cao thì việc đẩy thuyền ra biển càng khó khăn hơn nữa. Ngư dân tại làng chài Phú Hải thường đánh bắt gần bờ, dựa vào thuỷ triều và mùa để xác định khung giờ đánh bắt khác nhau như 16 giờ chiều đến 4 giờ sáng hay sáng sớm đến 14 giờ chiều.
Đến làng chài Phú Hải thì lại không thể bỏ qua khung cảnh bình minh – hoàng hôn đẹp ngất ngây lòng người tại đây đâu. Sẽ thật tuyệt khi có thể ghi được những khung hình cực nét về những chuyến ra khơi khi hoàng hôn buông dần trên mặt biển và trở lại đất liền khi bình minh chuẩn bị ló dạng đấy.
Ngư dân thắp hương cầu nguyện trước khi ra khơi. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Mọi người hợp sức đẩy thuyền ra biển. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Những đợt sóng cao thế này cũng có thể gây cản trở mỗi lần ra khơi. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Khung cảnh ngư dân tấp nập trên bờ biển Thuận An sát làng chài Phú Hải. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
Thời điểm ra khơi được xác định dựa vào thuỷ triều và còn theo mùa nữa. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
2.2 Mục sở thị hải sản tại đánh bắt về làng chài Phú Hải
Tàu đánh cá của ngư dân làng chài Phú Hải lúc nào cũng rực rỡ hình ảnh cờ đỏ sao vàng của lá cờ Việt Nam giúp các tàu nhận diện dễ hơn khi ra khơi. Đối với họ, việc treo cờ còn là trách nhiệm với Tổ quốc vì biển cả là quê hương, là nguồn sống của mình.
Mỗi lần trở về sau chuyến đánh bắt đầy vất vả nơi biển cả, ngư dân lại thêm phấn khởi vì “lộc biển” dồi dào trong khoang thuyền như cá trích, cá khoai, ghẹ xanh, mực nang, trứng mực… Tiếp đó họ trao đổi, buôn bán hải sản ngay tại bờ biển Thuận An sát làng chài Phú Hải hoặc mang ra chợ Cự Lại bán nếu hôm đó trúng “đậm”
Đừng tiếc vài ba phút nằm nướng trên giường ngủ đấy nhé. Ngoài việc dậy thật sớm để ngắm cảnh bình minh mặt biển, bạn còn cơ hội ngắm nhìn khung cảnh tấp nập, rôm rả tiếng nói cười thế này trên bãi biển Thuận An khi ngư dân vừa trở về sau đợt đánh bắt. Hơn nữa còn có thể rinh về cả túi hải sản tươi ngon từ các cô chú ngư dân với giá hạt dẻ nữa kìa.
Tìm hiểu thêm: Aubergine49 restaurant Hoi An – Ẩm thực được tạo nên với niềm đam mê từ sự hoàn hảo
Trở về sau mỗi chuyến đánh bắt là “lộc biển” đầy ắp cả khoang thuyền. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Vẻ phấn khởi hiện rõ trên gương mặt chất phác của ngư dân làng chài Phú Hải sau chuyến thu hoạch “trúng đậm” với mẻ cá to, đẫy đà. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Trẻ nhỏ cũng cùng chung niềm vui người lớn. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
Mẻ trứng mực nặng trĩu thế này cũng đủ bù đắp cho sự mệt mỏi, nhọc nhằn khi ra khơi của ngư dân. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / VnExpress
Mực nang tươi sống, nhìn thôi cũng đủ biết bữa ăn sắp tới ngon lành thế nào rồi. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
Hình ảnh quen thuộc sau mỗi lần ra khơi của ngư dân – Rổ mực núc ních thế này có làm bạn xao xuyến? Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
>>>>>Xem thêm: Bùng nổ hương vị Lẩu Malatang trứ danh Tứ Xuyên
Cá trích cũng được đánh bắt khá nhiều. Ảnh: Nguyễn Phong và Kelvin Long / Du lịch Huế
Làng chài Phú Hải là địa điểm không quá nổi tiếng nhưng lại khá phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá cuộc sống dân dã chứa đựng niềm vui giản dị cũng như thích tận hưởng không khí vùng biển trong lành, mát rượi. Đến Huế thì thử một lần “đổi gió” tại làng chài Phú Phú Hải xem thế nào nhé!