Cứ vào mỗi độ xuân tế và thu tế, người dân chốn cố đô lại tấp nập tham gia Lễ điện Hòn Chén. Là một trong những lễ hội đã song hành cùng bao thăng trầm của chốn kinh kỳ, lễ điện Hòn Chén chính là dịp để mọi người nao nức ghé đến trẩy hội, cúng bái và dâng những lời nguyện ước chân thành.
Bạn đang đọc: Lễ điện Hòn Chén – Sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình
1 Lễ điện Hòn Chén diễn ra vào thời điểm nào trong năm?
Hằng năm cứ vào mỗi độ xuân tế, vào những ngày mồng 2 và mồng 3 tháng Ba âm lịch và thu tế, vào dịp tháng Bảy âm lịch, thì người dân khắp chốn xa gần lại nô nức rủ nhau quây quần nơi điện Hòn Chén – ngôi điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, và là điện thờ duy nhất kết hợp hài hòa giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng văn hóa, dân gian – để cùng như trẩy hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, hay còn gọi với cái tên dễ nhớ hơn là Lễ điện Hòn Chén. Điện Hòn Chén chính là một trong những điểm tham quan tại Huế nổi tiếng và luôn thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, cúng bái. Và trong ngày này, điện lại tấp nập và rộn ràng hơn cả với lũ lượt từng lớp người dân địa phương sẽ mang lễ vật, hoa quả đến điện từ rất sơm, tầm từ 3, 4 giờ sáng và sau đó, lễ sẽ chính thức được bắt đầu vào lúc 5 giờ.
Lễ điện Hòn Chén diễn ra vào 2 dịp Xuân tế và Thu tế trong năm, hay còn gọi là tháng Bảy kị cha, tháng Ba kị Mẹ theo tín ngưỡng của người dân
Tục tổ chức Lễ điện Hòn Chén đã luôn gắn liền với bao thế hệ người dân cố đô từ xưa đến này, và luôn được tổ chức một cách tôn nghiêm và trang trọng nhất. Lễ điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ được những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo hăng hái tham gia mà còn là lễ hội dành cho những người theo đạo Thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người nữa. Ngày lễ này đã thật sự trở thành một thông tục luật lệ, góp phần làm rõ nét hơn những nghi thức tổ chức lễ hội tại Điện.
Khung cảnh thuyền bè tấp nập trên dòng sông Hương thơ mộng vào những ngày diễn ra Lễ điện Hòn Chén
Lễ điện Hòn Chén chính là sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình, mang đến những trải nghiệm văn hóa lý thú cho mọi người trong suốt hành trình khám phá Huế. Và trong ngày hội, đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát sẽ được tổ chức một cách linh đình và trọng thể hơn cả.
2 Nguồn gốc của Lễ điện Hòn Chén có thể bạn chưa biết
Lễ điện Hòn Chén được tổ chức lần đầu vào lúc nào, điều này vốn dĩ chẳng ai biết cả. Chỉ biết là theo những người lớn tuổi tại địa phương kể lại, Lễ điện Hòn Chén là lễ hội dân gian lớn nhất của những người theo tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na.
Những con thuyền cập bến bên điện Hòn Chén để tham gia ngày hội
Thật ra, vị Thánh mẫu này chính là một nữ thần người Chăm có tên là Pô yang Inô Nagar, có nghĩa là ‘Thần Mẹ Xứ Sở’. Vị nữ thần này chính là người đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng quý, lúa, bắp, v.v cũng như dạy người dân cách trồng trọt. Sau này, để suy tôn bà, người dân địa phương đã tổ chức lễ rước trọng thể Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam tới đình làng Hải Cát trên những chiếc thuyền được ghép lại thành bè với ánh đèn, nến sáng trưng và treo cờ xí rực rỡ sắc màu.
3 Lễ điện Hòn Chén được tổ chức thế nào?
Lễ điện Hòn Chén được chia làm hai phần chính, bao gồm lễ nghinh thần (rước các vị thần về đền) và lễ chánh tế. Cùng tìm hiểu với Blogdulich.edu.vn nhé.
3.1 Lễ nghinh thần trong Lễ điện Hòn Chén
Lễ nghinh thần là nghi thức lễ được tổ chức trọng thể và tôn nghiêm trên dòng sông Hương thơ mộng. Lễ này được mọi người tin rằng sẽ rước được nữ thần Thiên Y A Na từ khu vực điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát.
Trong ngày tổ chức lễ nghinh thần, người dân sẽ rước nữ thần Thiên Y A Na từ khu vực điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát bằng những con thuyền được trang trí rực rỡ
Khung cảnh đoàn thuyền rước tấp nập dọc dòng sông Hương thơ mộng vào ngày diễn ra Lễ điện Hòn Chén
Trong ngày diễn ra lễ nghinh thần, người dân sẽ tập trung từ rất sớm và mang theo các loại lễ vật, hoa quả đến để dâng lên nữ thần. Sau đó, vào lúc 5 giờ sáng, lễ nghinh thần sẽ chính thức được diễn ra. Người dân sẽ tập trung quanh khu vực bến thuyền Tòa Khâm trên dòng sông Hương để có thể tận hưởng bầu không khí lễ hội náo nhiệt nhưng vẫn giữ được sự long trọng và tôn nghiêm, thành kính cần thiết.
Người tham gia đội ngũ nghinh thần sẽ mặc những trang phục khăn chầu, áo ngự bình lộng lẫy sắc màu tương tự những ông hoàng bà chúa thời Nguyễn ngày xưa
Chiếc thuyền dùng để rước nữ thần Thiên Y A Na chính là những chiếc bè được ghép từ thuyền, hay còn gọi là những chiếc am, được trang trí với các loại nến, đèn lung linh và treo cờ xí rực rỡ. Trên các thuyền sẽ được đặt đầy những vật cúng với nào hoa, quả, hương, bánh, nem, tràm, giấy vàng bạc, v.v. một cách trật tự theo khuôn rập sẵn, cốt để chuẩn bị nghi thức cúng một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Trên bè là đông đảo các thiện nam tín nữ trong trang phục khăn chầu, áo ngự lộng lẫy với muôn màu, muôn vẻ, hệt như những ông hoàng bà chúa thời Nguyễn ngày trước.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý lịch trình trekking Mộc Châu – Trạm săn mây đẹp mê ly
Khi thuyền cập bến, đoàn rước sẽ đi trật tự, trang nghiêm để rước nữ thần Thiên Y A Na về đình làng Hải Cát. Đi trước là những người bưng lễ vật và đội cầm cờ phướn
Đoàn rước đi trang nghiêm trong tiếng nhạc của phường hát văn và phường bát âm và sự chào đón của đông đảo người dân tham gia trẩy hội
Đám rước sẽ mang theo bàn thờ thánh cùng long kiệu Thánh Mẫu, hòm sắc vua phong, các khí tự như tán, cờ, quạt cùng với đông đảo những người phục dịch và khách hành hương. Ngoài ra trong đám lễ còn trưng bày một bàn thơ khác, kiệu, hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu.
Người dân hào hứng đứng đông đúc hai ven đường để cung nghinh đội rước nữ thần Thiên Y A Na về khu vực đình làng
Đám rước diễu hành một cách sôi động, trật tự theo khuôn khổ trong tiếng nhạc réo rắt của phường hát văn và phường bát âm. Sau khi đám rước đến điện, Lễ điện Hòn Chén sẽ tiếp tục với lễ tế Túc Yết cùng nhiều hoạt động tín ngưỡng, tâm linh truyền thống như hát thờ, lên đồng hầu bóng suốt cả đêm.
Trong ngày diễn ra lễ nghinh thần, có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống được tổ chức tới tận sáng hôm sau như hát thờ, lên đồng hầu bóng, v.v
3.2 Lễ chánh tế trong ngày diễn ra Lễ điện Hòn Chén
Được tổ chức ngay sau khi nghi thức đón rước các vị thần và Thánh Mẫu đến điện. Lễ chánh tế được tổ chức long trọng tại khu vực điện với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống như Thánh mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ hóng sanh, thả đèn hoa đăng, v.v. Phóng sanh là hoạt động cuối cùng trước khi kết thúc Lễ điện Hòn Chén, thể hiện được tâm niệm hướng thiện, tích công đức cho con người nên được mọi người dân tham gia trẩy hội háo hức và hăng hái tham gia.
Người chủ trì buổi lễ sẽ khấn và dâng lễ vật đến các vị thần. Lễ vật là heo quay, hoa, quả, hương, giấy tiền bạc, v.v.
Những lễ vật và lời khấn mang theo ước nguyện về một năm bình an, thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều điều may mắn, tốt lành
>>>>>Xem thêm: Chả tôm Thanh Hóa, đặc sản nổi tiếng gây thương nhớ
Thả đèn hoa đăng là một trong những hoạt động được mọi người hưởng ý đông đảo trong ngày diễn ra lễ chánh tế
Lễ điện Hòn Chén là ngày lễ thật ý nghĩa, mang đậm nét văn hóa truyền thống của nước Việt ta đã luôn tồn tại song hành cùng bao thăng trầm của chốn cố đô. Trong hành trình khám phá Huế, nếu đến cố đô vào đúng khoảng thời gian diễn ra ngày lễ, bạn đừng bỏ qua cơ hội một lần chìm đắm trong bầu không khí lễ hội tôn nghiêm, trang trọng này nhé.