Lễ hội Đền Dâu là lễ hội lớn của dân Việt Nam nhằm tưởng nhớ Liễu Hạnh Công chúa – một vị thánh trong “tứ bất tử”. Đền Dâu gắn liền với những truyền thuyết, câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn khiến du khách thập phương tò mò đến khám phá. Để Blogdulich.edu.vn dẫn bạn đi tìm hiểu nét đặc sắc của Lễ hội đền Dâu ở vùng đất cố đô Ninh Bình nhé.
Bạn đang đọc: Lễ hội đền Dâu – Tưởng nhớ công ơn Thánh Mẫu của người Việt
1 Đôi nét về đền Dâu Ninh Bình
1.1 Đền Dâu thờ phụng ai và ý nghĩa sự ra đời Lễ hội đền Dâu?
Quán Cháo – Đền Dâu – Đồng Giao là những địa danh nổi tiếng, gần gũi với người dân Việt Nam từ bao đời, và đã đi vào lịch sử và ca dao cổ lưu truyền đến ngày nay. Cách thủ đô hà Nội khoảng 110 km, đền Dâu thuộc địa phận phường Nam Sơn và Tây Sơn, thành phố Tam Điệp, là một trong những điểm tham quan tại Quần thể danh thắng Tràng An thu hút khách du lịch ghé thăm. Đền Dâu có tên chữ là Tang Dã Linh Từ với ý nghĩa là Đền thiêng nương Dâu được xây dựng vào năm 1580 để thờ Liễu Hạnh Công chúa. Ngoài ra, đền Dâu còn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và các hoàng cô, hoàng cậu.
Tương truyền rằng Liễu hạnh Công chúa là vị thánh đã hóa thân thành bà bán cháo giúp dân trồng dâu nuôi tằm, dệt vải và góp sức giúp quân Tây Sơn đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược lúc bấy giờ. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu và tin rằng người sẽ luôn ban phước và an lành cho nhân dân, người dân cố đô đã tỗ chức Lễ hội đền Dâu trang nghiêm với quy mô lớn mỗi năm.
Đền Dâu nơi linh thiêng gắn với nhiều truyền thuyết của vùng núi Tam Điệp hùng vĩ
1.2 Thời gian tổ chức Lễ hội đền Dâu hằng năm
Hằng năm, người con đất Ninh Bình tổ chức Lễ hội đền Dâu vào 15 tháng giêng và kéo dài đến hết mùng 3 tháng 3 Âm lịch, thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự. Tương truyền rằng, vào ngày này nơi đây diễn ra ngày hội đặt hom dâu và cũng là ngày mừng Vua Quang Trung chiến thắng khải hoàn trở về. Dù ngày Rằm mới bắt đầu khai lễ nhưng từ đầu tháng giêng, người dân đã nô nức đến hành hương, thắp nhang, thành kính dâng lễ để cầu một năm mới bình an, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để bạn đến khám phá Ninh Bình đấy.
Đến nay, vùng đất Ninh Bình vẫn còn truyền miệng câu ca dao nhắc nhở con cháu nhớ ngày Lễ hội đền Dâu:
“Dù ai đi đâu về đâu
Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu”
1.3 Khám phá kiến trúc cổ kính của đền Dâu
Đền Dâu tọa lạc ở nơi “phong thủy hữu tình” trên một khu đất cao hướng Đông Nam. Trước đền có núi Hồng Ngọc làm án, phía sau có núi Chong Đèn làm hậu chẩm, bên trái có núi Ngang (Hoành Sơn) làm Thanh Long và bên phải đền có núi Béo làm Bạch Hổ.
Bước vào bên trong ngôi đền bạn sẽ bắt gặp lối kiến trúc hình chữ nhị và hậu cung hình chôi vồ rất phổ biến trong những ngôi đền cổ ngày trước. Dạo bước qua bậc tam cấp, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những nghệ thuật điêu khắc “tuyệt đỉnh”, đậm chất Bắc Bộ của hệ thống cửa cánh quay, bẩy hiên chạm rồng, ngưỡng cửa đá chạm hoa cúc, rồng, mái đền trang trí hoa văn lá đề độc đáo.
Cung đệ tam đặt bàn thờ Ngũ Vị Tiên Ông được xây dựng theo lối truyền thống xa xưa. Cung có 4 hàng cột lim, kê trên các chân tảng đá cổ bồng cao 40cm, chạm khắc hoa văn cây lá tinh xảo. Gian giữa của cung đệ tam treo bức đại tự “Tang dã linh từ” (đền thiêng nương dâu), bên trái có bức “Phúc tý Ninh Bình” (giáng phúc và che chở cho Ninh Bình), và bên phải có bức “Tối Linh Từ” (đền rất thiêng) toát lên vẻ uy nghiêm, tráng lệ của ngôi đền.
Bàn thờ được chạm trổ tinh xảo, độc đáo thể hiện rõ nét lối kiến trúc của ông cha ta ngày trước. Ảnh: @oancotam
Tiếp đến là cung đệ nhị – nơi thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ). Bên trái là bàn thờ Chầu Đệ Tứ, Ông Hoàng Mười, Quan Hoàng và Hội Đồng nhà Trần; bên phải là bàn thờ Cô Chín, Ông Hoàng Bảy và cậu bé. Ở cung đệ nhị này có 12 cột đá xanh, vuông nguyên khối cao khoảng 2 m chạm khắc các câu đối ngợi ca, tán dương công đức Thánh Mẫu trợ giúp quân Tây Sơn đánh giặc và sự tích Hoàng đế Quang Trung bái kiến đền.
Bàn thờ Ông Hoàng Mười làm bằng loại gỗ quý, được điêu khắc tỉ mẩn. Ảnh: @oancotam
Và cuối cùng, đi sâu vào ngôi đền Dâu, bạn đã đến cung đệ nhất nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Tượng thờ Thánh Mẫu được đặt trọng một long khám lớn sơn son thếp vàng tráng lệ. Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh) bằng đồng; hai bên đặt tượng Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa) và Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa) bằng gỗ. Ba pho tượng Mẫu ngự trên toà mang ý nghĩa “Tam sinh tam hóa” của Mẫu Liễu Hạnh.
Tìm hiểu thêm: Top 7 điểm chèo thuyền kayak với khung cảnh đẹp tựa thiên đường
Bầu không khí trang nghiêm, ấm cúng ở bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Ảnh: @oancotam
2 Khám phá nét đặc sắc của Lễ hội đền Dâu
Ngày trước, Lễ hội đền Dâu có 4 nghi lễ đó là có tục rước tượng, kéo chữ “Mẫu Nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình” và “Lý Nhân vi mỹ”, lễ và tế nữ quan. Tuy nhiên, tục rước tượng và kéo chữ đã bị thất truyền. Đền Dâu có những nghi thức thờ cúng cơ bản như hầu bóng, tôn lô nhang và trình đồng để cầu mong đức Thánh Mẫu và chư vị thần thánh ban phước lành, an yên và tài lộc cho con dân trăm họ.
Theo tục lệ của Lễ hội đền Dâu, trước khi đến dâng lễ cầu an ở đền Dâu, bạn phải ghé qua đền Quán Cháo trình tên tuổi trước cửa cha, cửa mẹ. Khi bước vào đền Dâu, bạn phải khấn vái trước bát hương lớn đặt bên ngoài đền. Đây là nghi lễ chứng xin các quan cai quản đền Dâu chứng giám và tiếp độ cho gia tiên dòng họ.
Dừng chân trước đền Quán Giáo cách đền Dâu khoảng 1 km để trình tên tuổi trước các vị thần cai quản vùng đất này. Ảnh: @oancotam
Sau đó, để tỏ lòng thành kính bạn sẽ dâng mâm lễ với những lễ vật thật đẹp và mang ý nghĩa nhất lên bàn thờ tại cung giữa. Mâm lễ vật được bao gồm hoa quả, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền vàng bạc, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ và quanh oản nghệ thuật màu sắc lộng lẫy. Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn. Đến khi hết một tuần hương bạn có thể khấn, vái lạy xin Thánh Mẫu cho hạ lễ.
Một điểm lưu ý mà Blogdulich.edu.vn muốn nhắc bạn là hoa quả, bánh kẹo trong mâm lễ bạn được phép mang về nhà, còn giấy sớ, tiền vàng thì đem đi đốt tại lò hóa sớ của đền Dâu.
>>>>>Xem thêm: Dịch vụ thuê xe máy Mộc Châu uy tín, chất lượng
Thành kính khấn vái ở lư hương lớn trước đền để xin chư vị Thánh Thần chứng giám
3 Một số lưu ý bạn cần biết khi tham gia Lễ hội đền Dâu
Lễ hội đền Dâu ở vùng đất cố đô Ninh Bình luôn chào đón tất cả du khách trong và ngoài nước đến tham gia và dâng lễ cầu an. Để có trải nghiệm lễ hội trọn vẹn và ý nghĩa nhất, bạn hãy lưu ý một vài điểm mà Blogdulich.edu.vn liệt kê dưới đây nhé.
– Chọn những trang phục lịch sự và kín đáo. Mặc quần dài, áo dài tay hoặc váy dài qua gối, màu sắc trang nhã khi tham gia lễ hội để giữ bầu không khí tôn nghiêm của buổi lễ đền Dâu.
– Không gây ồn, làm mất trật tự an ninh trong lúc hành lễ cũng như đi tham quan ngôi đền.
– Giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên và bên ngoài đền, tránh làm mất mỹ quan.
– Nói không với những hành động chiếm đoạt lễ vật cúng tế để cầu may hay lấy lộc.
– Bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận, không nên mang nhiều tiền mặt hay trang sức quý giá để phòng kẻ gian trộm cắp trong lúc lễ hội diễn ra.
Lễ hội đền Dâu là kết tinh của giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc của vùng đất cố đô Ninh Bình cổ kính. Đây là nơi linh thiêng được người dân trên mọi miền đất nước về đây cầu an dịp đầu năm. Vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không bỏ túi bản đồ du lịch Ninh Bình vào độ đầu Xuân và nhất định hãy đến tham dự lễ hội này nhé!