Lễ hội Ninh Bình được biết đến như một nền văn hóa đặc sắc thuộc top của miền Bắc. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đắm chìm trong không gian náo nhiệt, đầy màu sắc và tìm hiểu thêm về phong tục tập quán nơi đây. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá thêm về mùa lễ hội ở Ninh Bình nhé!
1 Ninh Bình – Vùng đất linh thiêng với nhiều lễ hội đặc sắc
Cũng giống như đa số những tỉnh thành tại miền Bắc, Ninh Bình cũng mang trong mình những nền văn hóa tín ngưỡng đặc sắc thể hiện qua nhiều lễ hội kéo dài từ tháng Giêng âm lịch đến tận tháng 11 âm lịch. Phần lớn các lễ hội thường nhằm mục đích tưởng nhớ công lao của những người có công với tổ quốc, với người dân, những anh hùng, hào kiệt của dân tộc. Bên cạnh đó, lễ hội Ninh Bình cũng nhằm để thu hút được thêm nhiều du khách đến tham quan các danh lam thắng cảnh và trải nghiệm du lịch tại nơi đây. Vậy bạn đã biết những lễ hội đặc sắc nhất của tỉnh Ninh Bình chưa? Blogdulich.edu.vn đã tổng hợp chi tiết nhất 10 lễ hội mà bất kỳ du khách nào cũng nên đến tham quan và chiêm ngưỡng đây!
Đủ màu sắc trang phục lễ hội trong khung cảnh thiên nhiên Ninh Bình hùng vĩ
2 Tổng hợp những lễ hội ở Ninh Bình náo nhiệt và nhiều màu sắc nhất
2.1 Lễ hội cố đô Hoa Lư
– Thời gian diễn ra: 15/2 âm lịch hoặc ngày 6/3 – 10/3 âm lịch tùy vào lịch trình từng năm
– Địa điểm: khu di tích văn hóa Cố đô Hoa Lư, huyện Trường Yên, tỉnh Ninh Bình.
Nếu có ai đặt câu hỏi “Lễ hội nào là lễ hội Ninh Bình lớn nhất trong năm?” thì hãy cứ mạnh dạn trả lời là lễ hội cố đô Hoa Lư nhé! Bởi vì trong các lễ hội tại Ninh Bình thì cố đô Hoa Lư được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện lòng yêu nước, biết ơn, tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam đối với những vị anh hùng, hào kiệt của dân tộc như vua Đinh Tiên Hoàng hay vua Lê Đại Hành. Chính vì thế, lễ hội thường sẽ được tổ chức vào ngày sinh thành của vua Đinh Tiên Hoàng là 15/2 âm lịch hoặc từ ngày 6/3-10/3 âm lịch tùy theo từng năm tại Quảng trường trung tâm khu di tích văn hóa cố đô Hoa Lư thuộc huyện Trường Yên, tỉnh Ninh Bình.
Lễ hội cố đô Hoa Lư được tổ chức hàng năm vào 15/2 âm lịch hoặc từ ngày 6/3-10/3 âm lịch
Bên trong lễ hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc bao gồm các lễ rước như: lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước… để du khách có thể tìm hiểu chi tiết nhất về phong tục tập quán và văn hóa nơi đây. Lễ hội cũng sẽ có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao và tổ chức các trò chơi dân gian như: vẽ tranh thư pháp, bày mâm ngũ quả tiến vua… cực kỳ thú vị. Nếu có dịp khám phá Ninh Bình vào tháng Hai thì bạn cũng đừng bỏ qua nhé!
Lễ rước nước là một hoạt động phong tục đặc sắc của lễ hội cố đô Hoa Lư
2.2 Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đại Vương – Lễ hội ở Ninh Bình vô cùng đặc sắc
– Thời gian diễn ra: 18/3 âm lịch
– Địa điểm: đền Trần, xã Minh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Đức Thánh Minh Đại Vương theo tín ngưỡng dân gian là một trong số những vị thần được dân chúng tin tưởng, thờ tụng. Tại tỉnh Ninh Bình, Đức Thánh được thờ tại rất nhiều địa phương như: Đình làng Sinh Dược, Núi Cánh Diều (Thành phố Ninh Bình); Xã Ninh Vân (Hoa Lư); Xã Gia Sinh (Gia Viễn) núi Thiện Dưỡng, đền Kê Thượng và Đền Trần trong Khu Du lịch Tâm linh Tràng An. Trong đó thì lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đại Vương được tổ chức tại khu sinh thái Tràng An là được công chúng quan tâm hơn cả, góp phần thu hút một lượng lớn du khách tham quan và ghé đến chiêm ngưỡng cho khu sinh thái này.
Du khách cũng rất yêu thích hoạt động chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên Ninh Bình này
Điểm đặc biệt và độc đáo nhất của lễ hội ở Ninh Bình này chính là lễ rước nước, tế lễ và phóng sinh. Để tổ chức được những hoạt động này thì Tràng An đã phải “huy động” đến tận hàng trăm chiếc thuyền khác nhau để vượt qua hơn 5 km đường sông Sào Khê, xuyên qua hơn 11 hang động lớn nhỏ khác nhau. Khi đi trên đoàn thuyền rước này du khách sẽ không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội linh thiêng náo nhiệt, mà còn chiêm ngưỡng được bức tranh phong cảnh thủy mặc nên thơ như tiên cảnh của Tràng An. Hoàn thành được hành trình trên, đoàn rước sẽ được chia làm đôi, một nửa thì tiếp tục cuộc hành trình, nửa còn lại sẽ cập bến và thực hiện rước lễ trên bờ. Nếu đoàn trên sông sẽ tiếp tục hành trình sông nước của mình thì đoàn rước lễ trên bờ sẽ phải vượt qua 3 quả núi để về đền Nội Lâm cử hành các nghi thức tế lễ.
Lễ hội ở Ninh Bình luôn được yêu thích rạng rỡ nhiều màu sắc
2.3 Lễ hội chùa Bái Đính
– Thời gian diễn ra: từ mùng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch
– Địa điểm: chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính có diện tích cực kỳ rộng, lên đến 539 hecta, bao gồm khu chùa cổ và cả chùa mới xây. Cũng chính vì có diện tích rộng rain như thế nên lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức cực kỳ quy mô, quy tụ rất nhiều nghệ sỹ và tiết mục, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc. Do đó, mỗi lần chùa Bái Đính tổ chức lễ hội, rất đông du khách đến tham dự để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng có công với đất nước và cũng để dâng hương lễ Phật, cầu nguyện bình an đến với gia đình và bản thân.
Lễ hội với sự góp mặt của rất nhiều người từ tăng ni, phật tử, đại biểu, cánh nhà báo và khách du lịch
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức dâng hương lễ Phật, tưởng nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Bên cạnh đó cũng sẽ có phần nguyện cầu của các đại biểu tỉnh Ninh Bình và tăng ni, phật tử trong chùa, du khách bốn phương cầu nguyện cho đất nước hạnh phúc, thái bình và thịnh vượng. Phần hội ở chùa Bái Đính sẽ được tổ chức gồm nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù, tham quan hang động và vãn cảnh chùa. Đặc biệt thì khung cảnh cũng như quy mô của lễ hội chùa Bái Đính không thua kém bất kỳ bộ phim nào luôn đó nha! Nếu không tin thì mời bạn xem ngay hình bên dưới!
Quy mô của lễ hội chùa Bái Đính thật không thể nào đùa được phải không?
2.4 Lễ hội đền Thái Vi
– Thời gian diễn ra: từ ngày 14 – 17/3 âm lịch
– Địa điểm: thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Lễ hội đền Thái Vi là một trong những lễ hội ở Ninh Bình được tổ chức vào mỗi mùa xuân hàng năm khi hàng năm từ ngày 14 – 17/3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, mọi người sẽ nô nức váy áo để tham gia lễ hội này. Đây cũng chính là một trong các lễ hội tâm linh ở Ninh Bình nhằm tưởng nhớ các vị vua nhà Trần đã có công dựng nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Điểm độc đáo của lễ hội này chính là việc lễ rước kiệu sẽ có hẳn 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và tỉnh Ninh Bình đến tham dự chứ không dừng lại ở một hay hai đoàn đơn lẻ.
Sau phần rước kiệu sẽ là các nghi lễ tế quan trọng, đóng vai trò chính trong lễ hội đền Thái Vi. Sau đó, du khách sẽ được đắm chìm trong không khí náo nhiệt, vui nhộn của các các trò chơi dân gian đặc sắc như: cờ người, đấu vật, múa lân, mùa rồng bơi thuyền…
Đoàn diễu hành nối dài trên con đường uốn cong như dải lụa
Hai bên là những đồng ruộng xanh mướt màu lá vô cùng nên thơ
Qua bài viết này, Blogdulich.edu.vn đã giới thiệu đến bạn top 4 lễ hội ở Ninh Bình đặc sắc nhất. Chắc chắn rằng 6 lễ hội còn lại sẽ sớm được “trình làng” đến với mọi người mà thôi. Bên cạnh tham quan những địa điểm vui chơi tại Ninh Bình thì chắc chắn thăm thú các lễ hội nhộn nhịp cũng là một hoạt động cực kỳ thú vị đấy nhé!
36 lễ hội ở Ninh Bình bạn không nên bỏ lỡ
3.1 Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá
– Thời gian diễn ra: ngày 12/10 âm lịch
– Địa điểm: đình Cam Giá, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình
Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá được tổ chức vào khoảng ngày 12/10 âm lịch, mang trong mình hài hòa nét đẹp văn hóa của làng truyền thống Cam Giá và cả mảnh đất Ninh Bình. Phần lễ của Kỳ Phúc đình Cam Giá sẽ bao gồm 4 lễ là Lễ cáo yết, lễ cầu an, lễ dâng hương và lễ tất được thục hiện bởi 10 cụ cao niên được làng tín cử. Vì tính chất tôn nghiêm nên tế lễ được tổ chức vô cùng long trọng theo nghi lễ truyền thống nhằm giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hoá của Cam Giá nói riêng và Ninh Bình nói chung. Phần hội gồm có hoạt động múa lân, múa rồng, hội diễn văn nghệ và các trò chơi kéo co, cờ người mang tính dân gian lại hiện đại, hợp thời.
Không khí trang nghiêm khi tổ chức phần lễ của Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá
Phần hội của Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá thì sôi động hơn rất nhiều với phần kéo co
3.2 Lễ hội đền La
– Thời gian diễn ra: từ ngày 13 – 15 tháng Giêng âm lịch
– Địa điểm: thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Nhắc đến lễ hội lâu đời thì không thể không nhắc đến lễ hội đền La nhằm tưởng nhớ đến Giản Định Đế và Trùng Quang Đế – Hai vị vua thời hậu Trần. Phần lễ của đền La gồm có lễ rước đi vòng quanh đền La, dâng hương và đọc văn tế. Đối nghịch với không khí trang nghiêm của phần lễ, phần hội sẽ sôi động và náo nhiệt hơn với nhiều màu sắc tiết mục độc đáo. Du khách có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, đánh cờ, múa hát và đặc biệt nhất chính là tục lệ dâng “xôi Vựng” – Loại xôi làm từ gạo nếp trắng, dẻo thơm. Các làng đăng ký dự thi và phải nấu ra được phần xôi ngon nhất để làm đồ cúng.
Những trang phục sặc sỡ sắc màu là yếu tố không thể thiếu trong các lễ hội ở Ninh Bình
3.3 Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn
– Thời gian diễn ra: từ ngày 8 – 10/3 âm lịch
– Địa điểm: làng Điềm, xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Tháng 2 năm 1989, đền Thánh Nguyễn đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia – Một danh hiệu danh giá. Lễ hội đền Thánh Nguyễn sẽ được diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch và cũng sẽ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ, tri ân đức Thánh Nguyễn Minh Không – Một người con của đất Gia Viễn. Khác với những lễ hội thường niên khác thì lễ đền Đức Thánh Nguyễn sẽ được tổ chức 5 năm hoặc 10 năm một lần tuỳ theo điều kiện kinh tế của làng. Trong phần lễ là hoạt động rước nước từ sông Hoàng Long về đền; tế nam và nữ quan, tế lục khúc… còn phần hội sẽ có các trò chơi dân gian đặc sắc, vui nhộn.
Các lễ hội được đầu tư bài bản và kỹ lưỡng
Một hoạt động thú vị trong Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn. Các bạn có đoán được đây là hoạt động gì không nào?
3.4 Lễ hội chùa Địch Lộng
– Thời gian diễn ra: mùng 6 – 7/3 âm lịch
– Địa điểm: chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Địch Lộng là một kiến trúc chùa chiền tâm linh vô cùng linh thiêng và nổi tiếng ở Ninh Bình khi không chỉ có phong cảnh hữu tình mà cả lễ hội cũng thu hút được rất nhiều du khách tham quan. Đây cũng là một lễ hội ở Ninh Bình lâu đời và là truyền thống của người dân huyện Gia Viễn. Lễ hội chùa Địch Lộng được tổ chức vào ngày mồng 6 – mồng 7 tháng Ba âm lịch hàng năm, với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc như dâng hương, lễ Phật cầu nguyện điều tốt lành. Ngoài ra, còn tổ chức múa lân, múa rồng, thi viết chữ thư pháp, cờ tướng thu hút nhiều người tham gia.
Lễ hội chùa Địch Lộng sẽ có không khí trang nghiêm cổ kính khi nằm khuất sâu bên trong một hang động
1.5 Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
– Thời gian diễn ra: từ ngày 14 – 16/11 âm lịch
– Địa điểm: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Vì thế đến với Ninh Bình mà bỏ qua lễ hội này sẽ là một hối tiếc cực kỳ to lớn luôn đấy! Nhằm thể hiện lòng biết ơn cũng như tưởng niệm ngày mất của Doanh điền Nguyễn Công Trứ – Người có công khai hoang lấn biển lập nên huyện Kim Sơn và Tiền Hải của Ninh Bình và Thái Bình, lễ hội này được tổ chức hàng năm từ ngày 14 – 16/11 âm lịch.
Những tà áo dài luôn được lựa chọn làm trang phục thực hiện lễ tế
Lễ hội gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ được tổ chức với nghi thức chính là dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Vì là lễ tưởng niệm nên có rất nhiều người dân thuộc huyện Kim Sơn tham gia và cầu nguyện. Lễ hội này còn độc đáo ở chỗ có sự tham gia của người lương và người giáo. Họ sẽ thực hiện nhiều nghi thức khác nhau. Phần hội sẽ cực kỳ sôi động với trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc. Nếu là một người con của vùng đồng bằng ven biển, bạn hẳn cũng chẳng còn lạ lẫm với trò chơi này. Ngoài ra thì phần hội còn có cả hát ca trù – Một loại hình dân ca có liên quan mật thiết đến Nguyễn Công Trứ.
Đặc sắc phần biểu diễn ca trù kết hợp cùng mùa quạt cực kỳ đặc sắc. Các du khách cực kỳ yêu thích loại hình nghệ thuật này luôn đó nha
3.6 Lễ hội Báo Bản Nộn Khê
– Thời gian diễn ra: ngày 14 tháng Giêng âm lịch
– Địa điểm: đình làng Nộn khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, Ninh Bình
Lễ hội Báo Bản Nộn Khê là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm khơi gợi lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn, và cũng như báo đáp công ơn đến những người đã có công khai phá, lập và xây dựng nên làng Nộn Khê như hiện nay. Đây cũng là một dịp tốt để con cháu xa xứ trở về quê hương dự hội làng và thăm gia đình.
Lễ hội sẽ gồm phần dâng hương cảm tạ công đức những người đã lập ra làng Nộn Khê. Ngoài ra còn kính báo lên Thành Hoàng và tổ tiên về thành tích của làng đạt được trong năm vừa qua cũng như sự thành đạt, hiếu học của con em trong làng. Sau đó, cũng như phần lớn các lễ hội khác, Lễ hội Báo Bản Nộn Khê cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian sôi động và náo nhiệt như đấu vật, đánh cờ, múa lân…
Phần lễ tế được thực hiện bài bản và chỉnh chu
4Tham quan lễ hội bạn cần lưu ý những gì?
-Lưu ý lựa chọn những trang phục phù hợp vì đây là những hoạt động văn hóa tín ngưỡng linh thiêng. Nổi bật hơn, bạn có thể chọn những trang phục truyền thống như áo dài, áo bà ba, áo tứ thân… Chắc chắn sẽ vô cùng phù hợp và nổi bật.
-Lưu ý giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ hình ảnh của lễ hội cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Đặc biệt là với những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
-Không chen lấn xô đẩy, tránh làm mất trật tự, an ninh xã hội.
-Trong thời điểm dịch bệnh thì cũng nên lưu ý 5K, luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và rửa tay thường xuyên bạn nhé!
Thế là danh sách 10 lễ hội ở Ninh Bình của Blogdulich.edu.vn đã hoàn thành rồi! Trong những lễ hội bên trên, bạn đã lựa chọn được lễ hội nào mà bản thân ưng ý nhất chưa? Chắc chắn bên cạnh những địa điểm tham quan tại Ninh Bình thì phần lễ hội cũng là một hoạt động vô cùng đặc sắc đấy! Đừng bỏ qua bạn nhé!