Lễ hội quét làng Sapa của người Xá Phó được xem là nét văn hóa độc lạ ở vùng núi Tây Bắc nước ta. Không chỉ hút hồn du khách bởi cảnh sắc thơ mộng mà Sapa còn hấp dẫn bởi những lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền thống của người dân vùng cao. Chính những điều đó làm nên vẻ đẹp cốt lõi và giá trị khó phai mờ với du khách lần đầu đến đây. Cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu xem lễ hội quét làng này có gì hấp dẫn, nổi bật đến vậy nhé!
Bạn đang đọc: Lễ hội quét làng Sapa – Nét văn hóa riêng biệt của đồng bào Xá Phó ở Lào Cai
1 Câu chuyện về sự ra đời của lễ hội quét làng Sapa
1.1 Nguồn gốc ra đời của lễ hội
Người Xá Phó là đồng bào dân tộc ít người sinh sống trên một diện tích nhỏ của nước ta nhưng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải là dân tộc giàu có nhất vùng nhưng chính tình cảm của họ đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Tương truyền từ xưa, dân làng Xá Phó kể lại rằng tháng 2 là tháng ma đói về phá hoại dân làng. Cứ hàng năm đến tháng này, cuộc sống của người dân nơi đây bị ma quỷ tàn phá nặng nề. Từ người già đến trẻ nhỏ đều lăn ra ốm, chữa bệnh thì không khỏi, mùa màng thì hư hỏng. Có một vị thần tiên đã đến và cứu giúp người Xá Phó nên họ lấy dịp này để làm lễ xua đuổi ma tà và tìm lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Đồng bào dân tộc Xá Phó tham gia lễ hội với trang phục truyền thống
1.2 Ý nghĩa của lễ hội quét làng Sapa
Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai được tổ chức hàng năm, với mong muốn cầu cho cuộc sống dân làng năm mới được bình yên, súc vật chăn nuôi không bị ốm chết, hoa màu sinh sôi nảy nở. Lễ hội còn như một thông điệp cầu mong nhiều sức khỏe, đầy niềm vui và no đủ cho chính dân làng nơi đây.
Những cô gái dân tộc háo hức tham gia lễ hội quét làng Sapa
2 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội quét làng Sapa của đồng bào dân tộc Xá Phó ở Lào Cai được diễn ra vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (còn được gọi là ngày à thá cũng) vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Đến ngày lễ, người dân trong làng sẽ tập trung ở một bãi đất trống rộng nhất làng và tiến hành đầy đủ các nghi lễ của lễ hội. Tất cả mọi người trong làng từ già, trẻ, gái trai đều phải tham gia.
3 Lễ hội quét làng Sapa có gì đặc sắc
3.1 Phần lễ
Trước ngày tổ chức lễ cúng, chủ gia đình các hộ sẽ họp tại nhà của người cao tuổi nhất trong làng để bàn việc. Mỗi người mang theo một bát gạo, một bát gạo, một con gà, tiền cùng hai nén hương và một chai rượu. Những ai có mang theo lợn, dê, chó đến để góp thì dân làng sẽ có trách nhiệm tới làm trả công cho gia đình người đó một ngày.
Tới ngày lễ, tất cả đàn ông trai tráng trong làng mang hết lễ vật ra bãi đất trống ở đầu làng, theo sự phân công sẽ cùng nhau mổ lợn, dê, chó, gà. Các thầy mo thì cầm kiếm gỗ, một cành lá đào, mặt bôi đen chia nhau vào từng thôn để làm lễ quét làng. Vào đến nhà dân, thầy mo rót một chén rượu đặt lên bàn thờ của nhà đó, đọc tên tuổi của tất cả thành viên trong gia đình, sau đó dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, phía gia đình thì cử một người đi sau dùng ngô tung qua đầu thầy mo.
Khi lễ vật được làm xong và xếp lại trong mâm, xung quanh đặt các bát gạo của từng gia đình, thầy cúng sẽ bày tám đôi đũa, tám chiếc bát và tám chén rượu. Dân làng sẽ ngồi xếp hàng ngang trước mâm lễ lầm rầm đọc lời khấn, gọi tên các loài ma về hưởng lộc, sau đó ra đi để không làm hại người dân.
Vật phẩm tế lễ được người dân Xá Phó chuẩn bị rất đầy đủ
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn cho một chuyến đi trọn vẹn
Người dân xếp hàng rất đông để chờ được tham gia lễ hội
Tất cả người dân trong làng đều phải tham gia lễ hội quét làng Sapa
3.2 Phần hội
Kết thúc phần lễ là đến phần hội, người dân cả làng tổ chức nhiều trò chơi để tất cả mọi người đều tham gia. Họ tổ chức ăn uống linh đình, vui vẻ với nhau cho đến tận khuya mới xong. Cuối buổi, thầy cúng lấy cành tre cắm xung quanh bãi đất, lấy đuôi và tai chó cắm xuống đất để không cho ma vào làm hại người dân.
Phần hội náo nhiệt thu hút nhiều người dân tham gia
3.3 Lễ hội có chút khác lạ ở Châu Quế Thượng
Ở Châu Quế Thượng, lễ hội có một vài nét khác biệt. Thầy cúng sẽ cùng chủ của mỗi gia đình trong làng vừa đi vừa vẽ vào ống nữa. Thầy cúng khấn phía trước còn thanh niên, người dân Xá Phó lại tỏ vẻ mặt dữ tợn phía sau. Khi thầy cúng lên tiếng thì mọi người sẽ cùng nhau nhảy múa và đập các ống nứa vào vách của từng nhà ngôi nhà. Sau đó, mọi người được tập trung lại ở đầu làng mang theo chăn, chiếu rủ vào một chiếc bè nứa với ý niệm mang mọi vận hạn trong năm cuốn trôi đi theo dòng nước.
Lễ hội khá giản dị nhưng thể hiện nét tín ngưỡng tâm linh riêng biệt của người Xá Phó, lễ hội sẽ là một khám phá thú vị cho những ai yêu thích lễ hội, yêu thích văn hóa truyền thống.
>>>>>Xem thêm: Biển Đông Dương – Viên ngọc quý nơi cố đô Huế thơ mộng
Sự khác biệt của lễ hội diễn ra ở Châu Quế Thượng
4 Những lưu ý của lễ hội quét làng Sapa
Có một vài lưu ý của lễ hội mà người dân cần biết. Tất cả mọi người phải ăn hết những lễ vật tại chỗ và không được mang về nhà để tránh những con ma sẽ quay trở lại làng. Trước khi về nhà, thầy còn đốt một đống lửa và bước qua. Từ ngày hôm đó, dân làng kiêng không cho người ngoài vào trong nhà, sau ba ngày thì mọi hoạt động trở lại nhịp sống ban đầu.
Lễ hội quét làng Sapa là đại diện cho những tín ngưỡng, văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai tuy thô sơ, dân dã nhưng mang nét truyền thống đặc sắc vô cùng. Nếu có dịp đến đây, hãy một lần tham gia lễ hội này và trải nghiệm nhiều điều thú vị khác của xứ sở miền cao Tây Bắc. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc vì đã đến nơi này đấy!