Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lễ tế Xã Tắc là một trong những lễ hội truyền thống của Huế được rất nhiều du khách yêu thích. Tại đây bạn sẽ thấy những nghi thức tế lễ mang đậm tính tâm linh và niềm tin của người việt. Theo chân Blogdulich.edu.vn để khám phá chi tiết lễ hội này – nơi nềm nông nghiệp được người dân Huế tôn vinh.

Bạn đang đọc: Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lịch sử lễ tế Xã Tắc

1.1 Đàn Xã Tắc – nơi thực hiện lễ tế Xã Tắc

Tại Huế, một đàn Xã Tắc đã được triều đình nhà Nguyễn xây dựng để cúng tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa). Theo quan niệm của người xưa, đây là hai vị thần nắm giữ nông nghiệp, mùa vụ có bội thu hay không chính là nhờ sự phù hộ của hai vị thần này. Vì thế nên trải qua nhiều thời đại, từ nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê đến nhà Nguyễn đều thực hiện các buổi tế lễ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, dân chúng no ấm, thiên hạ thái bình.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Hiện nay không còn bất cứ hình ảnh nào về lễ tế Xã Tắc của các thời đại phong kiến được ghi lại

Triều đình nhà Nguyễn đặt Hoàng thành ở Huế vì thế nên hầu hết các lễ hội quan trọng cũng được diễn ra tại đây. Triều đình chọn một gò đất cao, ở vị trí hoang vắng, tránh xa dân chúng để xây Đàn Xã Tắc, hiện nay thuộc địa phận phường Thuận Hóa, thành phố Huế. Đàn được vua Gia Long tiến hành xây dựng năm 1806, chia làm hai tầng. 

Đàn tế Xã Tắc gồm hai tầng hình vuông, tầng thứ nhất cao khoảng 4 thước, chu vi 28 trượng, bốn phía có bậc thềm, phía Bắc 11 bậc, ba phía còn lại mỗi phía 7 bậc. Tầng thứ hai cao 5 tấc, chu vi cũng rộng hơn nhiều – 69 trượng 2 thước, bốn phía cửa mỗi phía là 5 bậc thang. Xung quanh cả hai tầng đều có xây lan can, phía ngoài cùng xây tường đá bao bọc. Tổng chu vi khu vực đàn thực hiện Lễ tế Xã Tắc rộng khoảng 200 trượng, phía trước còn đào thêm một hồ nước nhỏ hình vuông.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lễ tế Xã Tắc phản ánh một phần văn hóa của các thế hệ cha ông ta

Trong quá trình xây dựng đàn tế, vua Gia Long đã rất kỳ công trong việc chọn đất, lệnh cho các thành, doanh, trấn của toàn quốc đóng góp đất sạch để xây đàn. Điều này thể hiện lòng thành kính đồng thời là sự đoàn kết của cả dân tộc, trong việc xây dựng đàn lễ, gửi gắm niềm tin và hi vọng nhận được sự phù hộ đến cả giang sơn. Cho đến khi hoàn thành, đàn tế đã sử dụng 256 tạ đất, tương đương khoảng 15.475 kg.

1.2 Lễ tế Xã Tắc thời nhà Nguyễn

Lễ tế Xã Tắc mỗi triều đại lại có nét khác nhau, tùy thuộc vào niềm tin tâm linh của mỗi giai đoạn. Vào thời nhà Nguyễn, khi đàn tế lễ được đặt tại Huế, thì lễ tế sẽ được thực hiện vào tháng trọng xuân, trọng thu ngày Mậu đầu tháng do nhà Vua trực tiếp đứng ra làm lễ. Từ năm Gia Long thứ 8 có thay đổi ở việc thực hiện lễ tế vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu do nhà vua đích thân cúng lễ còn những năm khác do các đại thần thay mặt thực hiện. 

Đến thời vua Minh Mạng đã chọn việc tổ chức lễ tế Xã Tắc mỗi năm 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân tế lễ ngày Mậu tháng trọng xuân (tháng 2) còn mùa thu tế vào ngày Mậu tháng trọng thu (tháng 8). Nhà vua sẽ trực tiếp thực hiện lễ tế trong những năm có “khánh điển” (chỉ những năm tứ tuần, ngũ tuần đại khánh tiết, hoặc các dịp đăng quang, những năm có sự kiện quan trọng…) còn lại sẽ giao cho đại thần trong triều thực hiện.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lễ tế Xã Tắc là lễ hội quan trọng, được các triều đại chú trọng thực hiện

Trong những đời vua Nguyễn tiếp theo, tùy thuộc vào tình hình đất nước mà lễ tế Xã Tắc sẽ có sự thay đổi. Như vào thời vua Đồng Khánh, do kinh tế cả nước gặp khó khăn nên mỗi năm chỉ thực hiện một lần tế lễ vào mùa thu. Từ năm 1885, khi kinh đô thất thủ với những biến động liên tục về chính trị, thực dân xâm lược, triều đình phong kiến sụp đổ đã tác động rất lớn đến những nghi lễ truyền thống. Chiến tranh cũng đã khiến đàn tế Xã Tắc bị hư hại nghiêm trọng, lễ hội không còn được tổ chức như tục lệ và dần rơi vào lãng quên.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lễ tế Xã Tắc đã rơi vào quên lãng hơn một thế kỷ do biến động của thời đại

Tái hiện lễ tế Xã Tắc tại Huế

Năm 2008, để phục vụ cho Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lần đầu tiên tái hiện lại lễ tế Xã Tắc sau hơn một thế kỷ. Tại đây người dân đã được tận mắt chứng kiến những nghi lễ truyền thống được phục dựng lại đúng chuẩn theo tục lệ nhà Nguyễn. Đây là một trong những nỗ lực giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn những lễ tế quan trọng mang đậm tính nhân văn và niềm tin của người Việt, cũng đồng thời tôn vinh nền nông nghiệp và văn hóa nước nhà. 

Tìm hiểu thêm: Khám phá Mỹ Tho Tiền Giang với một loạt các điểm đến thú vị

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Huế đã nỗ lực để tái hiện lễ tế Xã Tắc với không khí trang nghiêm và thành kính

Từ năm 2008 đến nay, lễ tế Xã Tắc đã được tổ chức định kỳ vào tháng 2 Âm lịch hàng năm, đúng vào giờ Sửu. Nghi lễ đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và khách du lịch, được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị văn hóa cũng như tính truyền thống tái hiện một cách hoàn hảo. Đây cũng chính là một trong những lễ hội đã góp phần không nhỏ vào sức hấp dẫn của mùa Festival Huế hàng năm, khiến nhiều khách du lịch đến Cố đô mùa này để trải nghiệm không khí lễ hội truyền thống với những nét văn hóa cổ truyền độc đáo.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Không gian lễ tế Xã Tắc được trang trí lưỡng và quy mô

Lễ tế Xã Tắc tại Huế hiện nay

So với lễ tế Xã Tắc được miêu tả trong sử sách, lễ tế hiện nay đã được thay đổi và giản lược một vài điểm để phù hợp với thời đại. Tuy nhiên về cơ bản, không khí tế lễ vẫn được giữ nguyên, thể hiện sự thành kính và biết ơn đến những vị thần Nông nghiệp.

Lễ tế diễn ra trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ giờ Sửu ( khoảng 2h sáng) nên nếu muốn tham gia lễ hội du khách sẽ phải thức đêm để đến Đàn tế. Toàn bộ quá trình tế lễ bao gồm: 

Lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần)

Lễ Thượng hương (dâng hương)

Lễ Nghinh trần (rước thần đến dự)

Lễ Điện Ngọc bạch (dâng ngọc trắng)

Lễ Truyền chúc (đọc chúc văn)

Lễ Hiến tước (dâng rượu)

Lễ Phú tộ (hưởng lộc)

Lễ Triệt soạn (hạ cỗ)

Lễ Tống thần (đưa tiễn thần)

Lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị)

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

Lễ tế tái hiện cảnh quân lính thời xưa

Tất cả những người thực hiện tế lễ đều mặc trang phục truyền thống được chiếu theo trang phục của thời nhà Nguyễn. Các nghi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, giữa cái tĩnh mịch của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Sau khi lễ tế hoàn thành, người dân và du khách sẽ được lên đàn thắp hương cầu nguyện may mắn cho bản thân và gia đình.

Ý nghĩa của lễ tế Xã Tắc trong xã hội hiện đại

Tuy hiện nay kinh tế nước nhà đã ngày càng phát triển, không còn dựa vào nông nghiệp làm chủ đạo. Tuy nhiên việc tái hiện và bảo tồn lễ tế Xã Tắc chính là nỗ lực của Huế muốn giữ gìn những bản sắc văn hóa truyền thống ngàn đời. Và cũng chỉ tại Huế còn bảo tồn được đàn tế – một trong những di tích văn hóa cung đình quan trọng, thể hiện rõ nét màu sắc văn hóa của các triều đại nước nhà.

Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt

>>>>>Xem thêm: 8 quán cocktail bar Sài Gòn không gian nhẹ nhàng và siêu chill

Khách du lịch thắp hương cầu khấn sau khi lễ tế Xã Tắc kết thúc

Lễ tế Xã Tắc đề cao giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết nối và biết ơn của con người với những vị thần thế giới tự nhiên. Vì thế nếu có dịp đến Huế vào dịp đầu xuân năm mới, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự lễ hội này và khám phá Huế một cách trọn vẹn nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *