Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Công giáo, đặc biệt là những ai ở quanh chân núi Đức Mẹ. Vậy, nơi đây có gì đặc biệt, hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao ở đâu?

Địa chỉ: xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Từ lâu, Linh địa Đức Mẹ Tà Pao ở đâu là điều được nhiều người Công giáo quan tâm, vì đây vốn là điểm hành hương, tâm linh đóng vai trò quan trọng.

Mẹ ngự tại xã Đồng Kho hẻo lánh, cách trung tâm Phan Thiết khoảng chừng 120km về phía Tây Nam. Theo dòng thời gian và sự linh nghiệm của Đức Mẹ, dần dần, nơi đây trở thành trung tâm hành hương tôn giáo có vai trò to lớn, trở thành một phần không thể thiếu của khu vực này.

Trong tiếng dân tộc K’Ho, Tà Pao nghĩa là ‘Giấc mơ đẹp’, nếu phát âm là ‘Tà Pao’ lại có nghĩa là ‘Suối mơ’. Tượng Đức Mẹ Tà Pao có tên tiếng Pháp là Notre-dame de Ta Pao, và nơi đây là một trong những trung tâm hành hương Công giáo lớn nhất Việt Nam.

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Tượng Đức Mẹ Tà Pao có tên tiếng Pháp là Notre-dame de Ta Pao, và nơi đây là một trong những trung tâm hành hương Công giáo lớn nhất Việt Nam

Phương tiện di chuyển đến viếng Đức Mẹ Tà Pao

Xe máy và xe hơi, xe khách là ba phương tiện phổ biến được nhiều người lựa chọn nếu có ý định du lịch hay hành hương Đức Mẹ Tà Pao.

Nếu đến đây và sợ sẽ bị lạc vì hai bên đường khá vắng vẻ, bạn có thể hỏi người dân ven đường hướng di chuyển về với Đức Mẹ Tà Pao. Người dân ở đây sẽ rất niềm nở chỉ cho bạn đó.

Sự tích và phép lạ của Đức Mẹ Tà Pao

Đức Mẹ Tà Pao gắn liền với sự tích phát xuất từ ba em học sinh tại Phương Lâm, và được người dân truyền miệng nhau suốt thời gian qua. Tương truyền thời bấy giờ, bốn đứa trẻ Mỹ Hiền, Tuyết Nhung, Hồng Nhung và Bích Trâm đang chơi trước sân trường tiểu học ngay dưới chân đồi. Lúc ấy, lũ trẻ nhìn thấy đám mây lớn, sáng hồng, ở giữa là hình Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng, đầu đội triều thiên, chung quanh đám mây là chim bồ câu bay lượn.

Lúc bấy giờ, Đức Mẹ Tà Pao cử động, và trìu mến nhìn bốn đứa trẻ. Thấy vậy, lũ trẻ liền gọi thầy cô và bạn bè ra xem hiện tượng lạ. Cả thầy cô khi ra cũng nhìn thấy rõ, sau đó loan truyền cho nhiều người ra chiêm ngắm Đức Mẹ.

Đến một lúc, Đức Mẹ đi về hướng Tà Pao, đặt Chúa Hài Đồng xuống, sau đó chắp tay và đi khuất vào phía lưng chừng đồi. Lúc bấy giờ, tiếng lành đồn xa, những câu chuyện xoay quanh sự hiển linh của Đức Mẹ Tà Pao ngày càng lan rộng, thu hút nhiều người tiến về huyện nhỏ này.

Sau này, Đức Mẹ Tà Pao còn nhiều lần hiện ra, chủ yếu trong vòng nửa cuối năm 1999 đến năm 2000.

Tương truyền, vào ngày 13/10/1999, Đức Mẹ Tà Pao hiện ra uy nghi sáng láng, áo Mẹ tựa da quang lung linh, đầu đội triều thiên rực rỡ, chung quanh là hàng triệu vì sao lấp lánh. Đức Mẹ Tà Pao đứng trên đám mây hồng và tha thiết nhìn đoàn con bên dưới. Nhiều người đã quay phim, chụp ảnh ghi lại hiện tượng này. Sau đó, Mẹ bay về hướng núi Tà Pao và ẩn vào tượng đài. Cùng ngày, vào lúc 4h chiều, Mẹ hiện ra đứng trên cao, chân không mang hài, đi lại và khuất sau rặng cây dưới sự chứng kiến của hơn 100.000 người, kéo dài từ 4 đến 6 giờ 15 phút.

Sau đó, vào ngày 4/11/1999, khoảng 4 giờ 50 phút sáng, Đức Mẹ Tà Pao lại hiện ra, hào quang át cả ánh nắng mai. Từ trời, Mẹ bay xuống những tia hào quang, áo Mẹ tựa viên ngọc bích, mặt Mẹ sáng rực. Tới khoảng 5 giờ 45 phút, Mẹ lại bay về hướng tượng đài.

Đặc biệt, vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999, Đức Mẹ Tà Pao lại một lần nữa hiện ra, có sự chứng kiến của đông đảo giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ. Tương tự mọi lần, Đức Mẹ Tà Pao vẫn nhìn ngắm đàn con hồi lâu, sau đó bay về tượng đài.

Vào ngày 3/6/2000, Đức Mẹ Tà Pao hiện ra sáng tỏ giữa bầu trời âm u mây vần vũ. Tượng Mẹ tỏa hào quang sáng chói, đến 4 giờ 15 phút cùng ngày, đã có ba vì sao tỏa rạng ba hướng. Một vì sao xanh di chuyển và nhập vào Mẹ, còn hai vì sao kia vẫn tiếp tục tỏa sáng.

Đến ngày 23/7/2000, Đức Mẹ Tà Pao lại hiện ra trước mặt đoàn con, gật đầu khi nhìn ngắm mọi người quỳ dưới chân tượng cầu nguyện. Khi nhìn kỹ hơn, người dân nhìn thấy Mẹ khóc, hai dòng nước mắt từ từ chảy, nhưng Mẹ vẫn nhoẻn miệng cười, cùng lông mày đen nhung tuyệt đẹp.

Những dấu chỉ của Đức Mẹ Tà Pao vẫn luôn xuất hiện, đặc biệt vào những ngày lễ về Đức Mẹ hoặc 13 mỗi tháng. Dần dà, người dân khắp nơi, đặc biệt là tín đồ Công giáo lại cùng nhau quây quần dưới chân Mẹ, cầu nguyện và kể lại những ơn lạ của Người.

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Đức Mẹ Tà Pao gắn liền với sự tích phát xuất từ ba em học sinh tại Phương Lâm

Lịch sử xây dựng Linh địa Đức Mẹ Tà Pao

Khoảng đầu tháng 10/1980, các tín đồ Công giáo hai xã Đức Tân, Huy Khiêm đã cùng nhau tìm kiếm tượng Đức Mẹ bị hư hoại sau năm 1975. Đến Phục Sinh năm 1989, các phần đầu, tay, chân của tượng Đức Mẹ Tà Pao cũ mới được tìm thấy.

Đến năm 1991, Giám mục Nicola Huỳnh Văn Nghi và linh mục Phanxico Xavie Đinh Tân Thời đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Vào tháng 7 cùng năm, tượng được phục chế, đặt tôn kính trên ngọn núi Tà Pao đến ngày nay.

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Vào tháng 7/1991, tượng Đức Mẹ được phục chế, đặt tôn kính trên ngọn núi Tà Pao đến ngày nay

Các công trình tại Linh địa Đức Mẹ Tà Pao

5.1 Khuôn viên trung tâm Thánh Mẫu Đức Mẹ Tà Pao

Ngày nay, Khuôn viên Thánh Mẫu Tà Pao được xây dựng khang trang, sạch sẽ và uy nghiêm, với hai phần: lễ đài dưới chân núi và bậc cấp dẫn lên núi, nơi tượng Đức Mẹ Tà Pao được đặt tôn kính.

Lễ đài tại Linh địa Đức Mẹ sở hữu diện tích rộng rãi 200 mét vuông, trong khi đó khu vực bậc cấp thang dẫn lên núi dài 250 mét, với 400 bậc. Tại khu vực lễ đài được chia thành hai khu, bao gồm một linh đài rộng lớn sơn mái xanh dương, và phía dưới là khu vực hành lễ, bao gồm 12 ô cỏ lớn.

Nhìn từ trên cao, lễ đài có hình dáng Thánh giá ấn tượng với lưng tựa núi, mặt hướng nam rất đẹp. Vào mỗi ngày 13 hàng tháng, Giám mục giáo phận Phan Thiết sẽ cử hành Thánh lễ tại khu vực lễ đài hoặc dưới chân tượng Đức Mẹ Tà Pao.

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Cổng vào Linh địa Đức Mẹ Tà Pao ngày nay được xây dựng khang trang

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Khu vực lễ đài được chia thành hai khu, bao gồm một linh đài rộng lớn sơn mái xanh dương, và phía dưới là chỗ hành lễ, bao gồm 12 ô cỏ lớn

5.2 Tượng Đức Mẹ Tà Pao

Khu vực Linh đài Đức Mẹ Tà Pao được xây dựng trên sườn núi cao, đúc xi măng trắng, đặt trên một bệ vuông cao chừng 2 mét. Toàn thể công trình bao gồm tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tà Pao, và tượng Mẹ đặt trên một bệ cao, hướng về phía đồng nội xanh thẳm bên dưới.

Tượng Đức Mẹ Tà Pao cao gần 3 mét với màu trắng tinh khôi, phác họa hình ảnh Mẹ Fatima đứng chắp tay hướng về phía trước. Trên tay mẹ là chuỗi hạt Mân Côi có ý nghĩa quan trọng trong Công giáo. Gương mặt Mẹ được khắc họa hiền từ, như lời mời gọi đàn con về nương náu dưới bóng Mẹ. 

Các giáo dân và mọi người khi viếng Đức Mẹ Tà Pao sẽ quây quần bên chân Mẹ, cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, xin Mẹ che chở. Vào các khung giờ cố định mỗi ngày sẽ có linh mục tổ chức Thánh lễ dâng Đức Mẹ Tà Pao, biến không gian rừng rậm thêm phần linh thiêng và lời kinh vang vọng khắp chốn.

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Bậc cấp dẫn lên tượng Đức Mẹ Tà Pao

Tìm hiểu thêm: Khu Du Lịch Sinh Thái Thư Duy, nơi tụ họp những hoạt động thú vị

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Dọc hai bên đường là cây cối xanh um vươn tỏa bóng mát

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Tượng Đức Mẹ Tà Pao cao gần 3 mét với màu trắng tinh khôi, phác họa hình ảnh Mẹ Fatima đứng chắp tay hướng về phía trước

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Giáo dân và người dân địa phương thường quây quần dưới chân Đức Mẹ đọc kinh cầu nguyện

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Vào những khung giờ nhất định trong ngày, sẽ có linh mục tổ chức dâng lễ kính Đức Mẹ

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Vào ngày 13 mỗi tháng, đặc biệt là vào những dịp lễ kính Đức Mẹ, sẽ có Đức Giám mục về chủ sự và đoàn đồng tế, thu hút sự. tham gia của đông đảo mọi người

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

Đức Mẹ Tà Pao với gương mặt hiền hòa, ánh mắt trìu mến nhìn đàn con náu nương dưới chân Người

Linh địa Đức Mẹ Tà Pao, chốn náu nương tìm sự an bình

>>>>>Xem thêm: Nhút tép đồng Lệ Thuỷ Quảng Bình, món lạ mà ngon

Vào những đêm 12 mỗi tháng, tại khu vực linh đài sẽ diễn ra dĩ nguyện kính Đức Mẹ Tà Pao với lời kinh, tiếng hát vang vọng khắp chốn rừng xanh

Giờ diễn ra Thánh lễ tại Linh địa Đức Mẹ Tà Pao

– Giờ lễ tại nhà nguyện: 05:00 tất cả các ngày trong tuần

– Giờ lễ tại Linh đài Đức Mẹ Tà Pao: 08:00, tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ Bảy sẽ có lễ lúc 08:00, 16:00 và 20:00

– Giờ lễ vào ngày 13 mỗi tháng:

+ 06:30: chầu Thánh thể

+ 07:00: Thánh lễ đồng tế

+ 16:30: Kính lòng thương xót Chúa, dâng hoa Đức Mẹ Tà Pao

+ 17:00: Thánh lễ

Những điều cần lưu ý khi viếng Linh địa Đức Mẹ Tà Pao

– Lựa chọn trang phục phù hợp với chốn linh thiêng

– Hạn chế mang theo trang sức, tư trang có giá trị, đặc biệt nếu đến viếng Đức Mẹ Tà Pao vào các dịp lễ lớn

– Không la hét, nói to, đùa giỡn

– Nếu là người ngoại đạo không tham dự Thánh lễ, không gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh

Giữa chốn núi rừng trùng điệp, Đức Mẹ Tà Pao là Linh địa hành hương nổi tiếng, thu hút bao tín đồ Công giáo và cả những ai ngoại đạo tìm đến. Trong tâm thức của giáo dân, Mẹ luôn nhậm lời bất kỳ ai đến nương nhờ. Vì thế, nếu có đôi lần gặp trắc trở, Blogdulich.edu.vn khuyên bạn hãy một lần về bên Đức Mẹ Tà Pao, xin Mẹ che chở để tìm lại an yên trong lòng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *