Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Thời bao cấp là một khái niệm mà có lẽ với các bạn trẻ nó sẽ rất xa xôi và không mường tượng được, thế nên các quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội mới được ra đời để thỏa mãn thú tò mò cũng như đưa chúng ta trở lại được một thời vàng son trong ký ức. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá ngay nhé!

Quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội – Một hình thức thưởng thức món ngon mới lạ

Quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội là những tiệm tái hiện lại được không gian xưa của những năm tháng bao cấp, thời của tem phiếu, sổ gạo, cơm độn khoai, quạt tai voi, xe đạp Phượng Hoàng… Cái thời mà dường như chúng ta chỉ được nghe kể lại qua câu chuyện của thế hệ ông bà, cha mẹ. Những quán ăn này không phải là quán lâu năm được giữ lại từ năm này qua tháng khác, mà chỉ đơn giản là được trang trí sắp xếp lại căn nhà, bức tường, những bàn ghế ấy và cả đồ ăn cái hồn của ngày xưa.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Các quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội không chỉ bán món ăn mà còn bán cả ký ức. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Những quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội này không chỉ bán món ngon dưa cà, đậu phụ… mà còn bán luôn cả ký ức một thời của những người muốn quay về nhưng không biết tìm lại ở đâu, cho cả những ai muốn được trải nghiệm cảm giác sống những ngày bao cấp vốn chỉ được nghe kể lại. Người Hà Nội vốn hay nhắc về thời bao cấp như cách gợi về quá khứ, những cửa hàng này mọc lên cũng vừa hay thỏa được nỗi nhớ của người xưa và khiến du khách lẫn lớp trẻ tò mò.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Hình ảnh tưởng chừng như chỉ gặp được trong các thước phim cũng được tái hiện lại. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Một số quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

2.1 Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37

Địa chỉ: 37 Nam Tràng, P. Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội

Giá trung bình: 40.000 – 120.000 đồng

Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 nằm nép mình giữa một con phố nhỏ trên đường Nam Tràng. Vừa bước vào đây thực khách sẽ cảm nhận ngay được một không gian rất đặc biệt với hình ảnh của những chiếc “tem phiếu” mua thịt, mua gạo, chiếc xe đạp thống nhất cũ kỹ, quạt cóc, máy đánh chữ, đài cassette… Tất cả được ông chủ Phạm Quang Minh, một người Hà Nội sinh năm 1962 sắp xếp tỉ mỉ, nhằm mang đến một nơi chứa đựng đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Chiếc xe đạp đã cũ kỹ vẫn được quán treo lên trưng bày cho thực khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Mục tiêu của ông là muốn các bạn trẻ hiểu được một phần lịch sử của đất nước, hiểu được cuộc sống của thế hệ đi trước trong khốn khó. Những người trẻ sinh ra trong sự đủ đầy về vật chất cần cố gắng hơn nữa để vun đắp cho mảnh đất này ngày một phồn vinh. Những vật dụng ở quán đều có tuổi đời rất lớn, đến 30 – 40 năm và được ông chủ bỏ công sức lẫn thời gian nhiều năm liền thu thập về và trưng bày trong quán.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Quán nhỏ xinh nằm trên một con phố nhỏ của Hà Nội. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Nhiều bạn trẻ cũng thích tìm đến đây để được xích lại gần hơn với thế hệ đi trước. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Bên cạnh không gian độc đáo thì thực đơn của nhà hàng cũng gây thích thú với các món mang đậm ký ức xưa như cơm độn khoai/sắn, canh cà chua, dưa xào tóp mỡ… Khi gọi món tại quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội này bạn phải chọn trong thực đơn, ra lễ tân đọc tên thức ăn rồi nhận phiếu mua đồ, thanh toán. Trở về bàn chúng ta chỉ cần đưa phiếu cho phục vụ rồi chờ thức ăn dọn lên.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Không gian bày trí ấm cúng trong diện tích không quá rộng nhưng đậm chất bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Đặc biệt việc thưởng thức ẩm thực tại đây cũng rất độc đáo khi thực khách được thưởng thức món ăn trong bát, đĩa sắt tráng men giống như những đồ dùng trong thời bao cấp. Bàn ăn tại quán được cải tạo từ bàn máy khâu cũ rất mới mẻ. Nếu đi theo nhóm đông người bạn sẽ dùng được nhiều món hơn và trung bình mỗi người sẽ tốn khoảng 150.000đ trở lên.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Thực khách check-in cùng các vật dụng xưa được chủ quán cất công sưu tầm. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Mâm cơm thân thuộc gợi nhớ những năm tháng xưa cũ. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Lẩu ốc mẹt với nước dùng thanh ngọt, ốc giòn giòn cùng các nguyên liệu thịt tươi rói. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

2.2 Cửa hàng Ăn uống Mậu Dịch 81 Xuân Diệu

Địa chỉ: 81 Xuân Diệu, Hà Nội

Chi phí trung bình: 100.000 – 200.000 đồng/người

Quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội này nằm trong một đầm sen nhỏ ven Hồ Tây và rất được du khách yêu thích nhờ có khoảng sân vườn rộng với nhiều cây xanh, bức tường vàng đặc trưng của những ngôi nhà ngày xưa. Thiết kế của quán thì ghi điểm nhờ đậm chất thời bao cấp với những câu khẩu hiệu, vật dụng trang trí mang nhiều ký ức một thời thương nhớ. Bên trong không gian xưa này bạn có thể thưởng thức được nhiều món từng rất quen thuộc ngày xưa như: cơm cháy, bánh đúc chấm tương, dưa xào tóp mỡ… được bày trên bát đĩa kiểu cũ.

Ngoài các món ăn kể trên thì trong thực đơn cũng có thêm sự xuất hiện của hàng chục món ngon Hà Nội rất được yêu thích trong thời gian gần đây như nộm sứa, lợn mán nướng, ngỗng bảy món… hay các món lẩu chuộng trong những ngày đông se se lạnh.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Quán cơm bao cấp độc đáo nằm gần Hồ Tây với không gian rộng, thoáng mát. Ảnh: Mai Lân/ Kênh 14

Những hôm trời nắng đẹp và thời tiết thuận lợi, thực khách rất thích tận dụng khoảng không gian sân vườn rộng gần 200 m2 để ăn trưa, uống trà vô cùng tuyệt hảo. Tại đây chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống như đang chậm lại, được tận hưởng cảm giác bình yên khác biệt giữa thành phố bộn bề công việc, lắng nghe tiếng gió xào xạc giữa khóm trúc hay mơ màng nhìn ngắm sắc vàng rực của hoa cúc trong thiên nhiên.

2.3 Hợp tác xã ăn uống 46 An Dương – Quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội rộng rãi

Địa chỉ: 46 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Chi phí trung bình: 150.000 – 200.000 đồng/người

Không như Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 ở Nam Tràng chỉ phục vụ những món ăn thời bao cấp trong không gian nhỏ xinh cũng rất bao cấp, hợp tác xã ở 46 An Dương là nơi thực khách có thể linh hoạt chọn đồ ăn hơn trong cửa hàng rộng rãi và phong cách cũng Tây hơn. Đặc biệt ở đây còn có kết hợp những hoạt động âm nhạc hiện đại tạo cảm giác thư giãn tối đa.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Biển hiệu độc đáo dẫn lối du khách đến với một địa chỉ ăn uống rộng rãi. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Thực chất có thể xem đây là một quán ăn hỗn hợp có cả món ngon Hà Nội bình dân như mồng tơi xào, canh riêu cua, cà pháo, bún đậu mắm tôm… cho đến những món có phần cầu kỳ hơn như ngỗng 7 món, cá chình, sụn gà chiên mắm, các loại lẩu… hay cả những món thường xuất hiện trong thực đơn của nhà hàng  u. Thế nên thực khách đến quán không chỉ có người Việt Nam tìm về quá khứ mà còn có cả người nước ngoài.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Phong cách nội thất đơn sơ, trang nhã tạo cảm giác gần gũi, thân thiệnHợp tác xã ăn uống 46 An Dương. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Hiện tại hợp tác xã đã bán nhiều món ngon hiện đại, đổi mới và có cả những món rất  Tây. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Tổng diện tích quán rộng khoảng 400m2 bao gồm khu trong nhà và ngoài trời, có 2 tầng lầu được dọn dẹp khá gọn gàng và sạch sẽ. Thực khách đến đây có thể lựa chọn ngồi phòng riêng, bàn hoặc ngồi bệt theo ý thích. Bởi là một quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội nên chúng ta có thể tìm được những đồ vật đặc trưng cho một thời “vàng son” như bóng đèn cổ treo lủng lẳng, chiếc xe Simson một thời lẫy lừng, khẩu hiệu “Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua”, hay bát đĩa nhìn có vẻ đơn điệu nhưng được đóng dấu “HTX”… Bởi chẳng thể bắt gặp được trong cuộc sống hằng ngày nên bạn sẽ có cảm giác vô cùng lạ lẫm và thú vị.

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Tem phiếu còn được lưu giữ lại trong cửa hàng. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Ngược dòng về thời ông bà ta trong quán cơm kiểu bao cấp ở Hà Nội

Mâm cơm đạm bạc đậm hồn Việt tại hợp tác xã ăn uống 46 An Dương. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Thời ông bà, bố mẹ đi qua từng được nghe kể lại có từng khiến bạn cảm thấy tò mò chăng? Nếu có thì nhớ tranh thủ thời gian đi khám phá Hà Nội và ghé qua những quán cơm bao cấp đậm chất trên đây một lần nhé. Cách bày trí với ghế gỗ, những món đồ nhuốm màu sắc thời gian như thổi hồn vào không gian bên trong. Hơn nữa nếu bạn đã quá ngán các quán phở Hà Nộibánh mì Dân Tổ, bánh đúc hay nhà hàng sang chảnhthì có thể ghé nơi đây để đổi gió thử nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *