Nhà Sàn Bác Hồ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Thành bởi những giá trị tinh thần mà nơi này đem lại. Nơi đây dường như đã đi vào trái tim và tiềm thức của người Việt như một di sản văn hóa vô giá. Giờ đây, nơi này đã trở thành một trong những điểm đến thu hút đông du khách đến khám phá và tham quan nhất Hà Nội. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn ghé thăm ngôi nhà sản giản dị này nhé!
Bạn đang đọc: Nhà sàn Bác Hồ – Nơi lưu giữ những kỷ niệm
1 Tổng quan về nhà sàn Bác Hồ
-Vị trí: Nằm không khuôn viên của Phủ Chủ Tịch, thành phố Hà Nội.
-Giờ mở cửa:
Mùa hè sẽ đón khách từ 7:30 – 10:30. Vào những ngày lễ và cuối tuần du khách sẽ được tham quan đến 11:00
Mùa đông sẽ đón khách từ 8:00 – 11:00. Những ngày lễ và cuối tuần sẽ đóng cửa muộn hơn 30 phút, do vậy du khách có thể tham quan đến hết 11:30
-Giá vé tham khảo: Miễn phí đôi với người Việt Nam, du khách nước ngoài sẽ là 25.000 VNĐ/người.
Hằng năm, nơi đây vẫn đều đặn đón hàng triệu lượt khách quốc tế và trong nước đến tham quan. Để đáp ứng được nhu cầu to lớn đó thì hiện nay nhà sàn đã bắt đầu mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, chỉ trừ thứ 2 và thứ 6.
Ngôi nhà giản dị nằm ngay giữa lòng thành phố Hà Nội là nơi lưu giữ rất nhiều kỷ niệm về một thời sống và làm việc của Bác Hồ. Nơi đây nằm nép mình dưới những tán cây xanh mát trong khu vườn của Phủ Chủ Tịch một cách khiêm tốn. Vào khoảng hơn 10 năm cuối đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc ở nơi đây.
Hàng rào hoa dâm bụt bao quanh nhà và phần cổng được kết bằng cành cây đan xen vào nhau rất tự nhiên. Tọa lạc ở giữa khu vườn như một minh chứng lịch sử, cùng thành phố trải qua rất nhiều sự kiện. Nơi đây cũng chính là biểu tượng cho phong cách sống liêm chính, giản dị của Bác.
Ngoài ra, đây cũng là trung tâm văn hóa, chính trị gắn liền với các thời kỳ lịch sử.
2 Làm thế nào để di chuyển đến điểm tham quan nhà sàn Bác Hồ
Nơi này nằm trong Phủ Chủ Tịch nên việc tìm kiếm sẽ rất thuận lợi và nhanh chóng. Để đến đây, bạn có thể sử dụng xe máy hoặc các phương tiện công cộng khác.
Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể chọn rất nhiều tuyến đường khác nhau. Sau đó, gửi xe ở đường Ông Ích Khiêm hoặc đường Ngọc Hà. Còn nếu đi bằng xe buýt thì bạn có thể tham khảo chi tiết các chuyến xe để di chuyển thuận tiện hơn. Thông thường, các tuyến xe số 09, 18, 22, 33,… sẽ dừng ở đường Lê Hồng Phong.
3 Khám phá điểm tham quan nhà sàn Bác Hồ
Ngôi nhà sàn man dấu ấn Tây Bắc này tuy được thiết kế giản đơn, dung dị nhưng lại là nơi chứa đựng rất nhiều ký ức, là di sản văn hóa vô cùng lớn lao của nhân dân Việt Nam.
3.1 Cảnh quan và kiến trúc dung dị của nhà sàn Bác Hồ
Ngôi nhà sàn được xây dựng trên khu đất phía sau tòa nhà chính của Phủ chủ tịch. Bên cạnh nhà là ao cá, nhà nằm giữa một khu vườn có rất nhiều cây xanh rợp bóng mát. Vật liệu để xây dựng nhà là loại gỗ thông dụng, lớp mái ngói.
Phía bên trong căn nhà bao gồm ba phòng nhỏ. Tầng một là nơi mà Bác thường làm việc với các bộ đầu ngành và Bộ Chính trị. Thỉnh thoảng, Bác sẽ tiếp thân mật một vài đoàn khách trong nước và nước ngoài. Tầng trên được chia thành hai phòng nhỏ, mỗi phòng chỉ rộng khoảng chừng 10m2 đủ để kê một chiếc giường nhỏ, một bộ bàn ghế, máy đánh chữ và giá sách.
Điều đặc biệt là quanh nhà sàn trồng rất nhiều hoa, cây bóng mát và cây ăn quả,…
3.2 Ngồi nhà nhỏ mang dấu ấn Việt Bắc
Nguyện vọng của Bác về thiết kế của ngôi nhà chính là lấy cảm hứng từ những ngôi nhà sàn Việt Bắc mà những năm kháng chiến bác đã ở. Tầng 1 sẽ rất thoáng, tầng 2 có 2 phòng, ở giữa 2 phòng sẽ có vách ngăn mỏng, tận dụng để làm giá sách,…
Sau khi trao đổi với bác thì kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã nhanh chóng triển khai thiết kế. Trong thời gian Bác đi công tác thì lính công binh và đội thi công đã khẩn trương hoàn thành vào đầu tháng 5/1958. Cho đến 19/5/1958 Bác đã chuyển đến đây để sinh sống và làm việc cho đến khi trở bệnh nặng.
Tìm hiểu thêm: Top 5 resort Huế cao cấp chuẩn quốc tế cho bạn tham khảo
Bác còn đặc biệt căn dặn phải làm bằng gỗ bình thường, còn những loại gỗ tốt để làm trường học và tà vẹt đường sắt.
Vật dụng ở tầng 2 đơn sơ, giản dị
3.3 Di sản văn hóa vật thể lớn lao
Ngồi nhà sàn là một công trình rất nhỏ nhưng lại phản ánh rõ được lối sống giản dị, tính cách cần kiệm và tâm hồn của Bác. Đây chính là một công trình mang đậm bản sắc dân tộc, rất gần gũi với thiên nhiên.
Nơi đây có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì đã đồng hành cùng Bác trong những năm tháng cuối đời. Ngoài ra, nơi đây cũng gắn liền với rất nhiều sự kiện quan trọng và là chứng nhân lịch sử bền bỉ. Bạn có thể check-in Hà Nội với công trình đặc trưng này
>>>>>Xem thêm: Thưởng thức cơm gà siêu ngon tại Tiệm cơm Chí Thành Ấp Bắc
Nhà sàn này không đơn thuần chỉ là một di sản kiến trúc mà nơi đây còn là di sản văn hóa ẩn chứa giá trị tinh thần cao cả.
4 Tham quan nhà sàn Bác Hồ cần lưu ý những gì?
Khi đến tham quan nhà sàn thì nhớ ghé vào lăng Bác để viếng thăm.
Vì đây là điểm đến mang yếu tố trang nghiêm, do vậy bạn nên chú ý đến trang phục. Nên chọn trang phục nghiêm túc, lịch sử để thể hiện sự tinh tế và tầm hiểu biết của mình. Tuyệt đối không diện những trang phục quá ngắn, hở hang và phản cảm, và nếu trang phục không phù hợp với quy định thì bạn sẽ không được vào bên trong tham quan.
Luôn giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ và xếp hàng chờ đến lượt. Không nên đùa cợt, trò chuyện quá to sẽ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng như ảnh hưởng đến không khí của điểm tham quan.
Lưu ý, trẻ em dưới 3 tuổi sẽ không được phép vào bên trong lăng. Nếu đi cùng con nhỏ thì bạn phải quản lý, giám sát và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng quy định.
Nếu có mang theo hành lý thì bạn phải gửi hành lý theo đúng quy định của ban quản lý điểm tham quan. Không tự ý mang theo hành lý vào bên trong khu vực tham quan. Đặc biệt, không chụp ảnh, ghi hình ở những khu vực cấm.
Thăm nhà sàn Bác Hồ sẽ là một trong những trải nghiệm đi Hà Nội thú vị nhất trong chuyến đi của bạn. Nếu bạn chưa có dịp ghé đến nơi đây để tham quan thì hãy lưu lại những kinh nghiệm mà Blogdulich.edu.vn vừa chia sẻ nhé! Đừng quên lên kế hoạch để khám phá và tận hưởng những điều tuyệt vời ở thành phố Thủ Đô nhé!