Nhà thờ lớn Hà Nội là ‘vị chứng nhân lịch sử’ giữa lòng phố cổ, đã đồng hành cùng vùng đất kinh kỳ qua bao thăng trầm. Giờ đây, nhà thờ là điểm tham quan tâm linh thu hút bao người với vẻ đẹp in đậm dấu ấn kiến trúc Gothic.
Bạn đang đọc: Nhà thờ lớn Hà Nội với kiến trúc Gothic nổi bật giữa lòng thành phố
1 Nhà thờ lớn Hà Nội ở đâu?
Địa chỉ: số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa:
– Từ thứ Hai đến thứ Bảy: 08:00 – 11:00, 14:00 – 20:00
– Chúa nhật: 07:00 – 11:00, 15:00 – 21:00
Giờ lễ:
– Từ thứ Hai đến thứ Bảy: 5:30, 18:00 (thứ Bảy), 18:15
– Chúa nhật: 05:00, 07:00, 09:00, 11:00, 16:00, 18:00, 20:00
Có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, có thể nói, Nhà thờ lớn Hà Nội là ngôi Thánh đường có lịch sử lâu đời nhất thủ đô. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1884, khánh thành vào dịp Giáng sinh 1887, đánh dấu sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam thời bấy giờ.
Trải qua bao thăng trầm và biến động của thời cuộc, Nhà thờ lớn Hà Nội vẫn ở đó, trở thành ‘vị chứng nhân lịch sử’ dõi theo những thay đổi của vùng đất này. Ngày nay, ngôi Thánh đường là địa điểm thu hút các giáo dân khi đến thăm thủ đô, đồng thời trở thành di tích gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc Gothic cổ kính giữa lòng phố cổ.
Nhà thờ lớn Hà Nội là ngôi Thánh đường có lịch sử lâu đời nhất thủ đô. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1884, khánh thành vào dịp Giáng sinh 1887
2 Phương tiện di chuyển đến Nhà thờ lớn Hà Nội
Là di tích tham quan nổi tiếng tại thủ đô, thế nên, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Nhà thờ lớn Hà Nội bằng đa dạng phương tiện, như taxi, xe máy hoặc bus đều được. Hoặc không, bạn có thể tản bộ tham quan phố cổ, sau đó ghé đến Nhà thờ lớn Hà Nội dự lễ, cầu nguyện.
Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn tuyến 09, 14, 36 đến khu vực bờ Hồ, sau đó đi bộ dọc theo phố Hàng Trống, rẽ trái vào đường Nhà thờ, đi thẳng một đoạn nữa sẽ đến.
Hoặc không, bạn có thể đến phố Triệu Quốc Đạt qua tuyến số 01, sau đó đi bộ đến đường Phủ Doãn, rẽ phải vào Ấu Triệu là sẽ đến được Nhà thờ lớn Hà Nội.
Bạn cũng có thể đi bus 02 đến phố Tràng Thi, sau đó rẽ phải vào đường Phủ Doãn, đi thêm một đoạn rẽ vào Ấu Triệu là sẽ nhìn thấy Nhà thờ lớn Hà Nội.
3 Lịch sử xây dựng Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng trên nền chùa Báo Thiên, ngôi cổ tự thời nhà Lý. Đến thế kỷ 18, chùa bị hủy hoại nặng nề, tàn tích trở thành nơi họp chợ của người dân thời ấy. Sau này, Nhà thờ lớn Hà Nội được cấp phép xây dựng trên chính nền đất cũ.
Năm 1884, Giám mục Puginier tiến hành thiết kế và cho khởi công xây dựng Nhà thờ lớn Hà Nội, đến Giáng sinh năm 1887 thì khánh thành. Ban đầu, nhà thờ được xây dựng tạm bợ bằng gỗ, sau đó trải qua đợt đại trùng tu, sử dụng gạch và trát bê tông chắc chắn như ngày nay.
Được ví von là phiên bản thu nhỏ của Nhà thờ Đức Bà Paris, Nhà thờ lớn Hà Nội đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho phố cổ, trở thành điểm tham quan thu hút nhiều người.
Nhà thờ lớn Hà Nội trở thành hình ảnh biểu trưng cho phố cổ, trở thành điểm tham quan thu hút nhiều người
4 Khám phá kiến trúc Nhà thờ lớn Hà Nội
Xứng danh là ngôi Thánh đường sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội, nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic cổ điển, mô phỏng hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris. Điểm nhấn của Nhà thờ lớn Hà Nội là các tháp, trục đối xứng, kiến trúc quen thuộc thường thấy trong những danh thắng châu Âu.
Nhà thờ lớn Hà Nội dài 64,5 mét, cùng tháp chuông cao 31,5 mét, được cố định bằng những trụ đá lớn. Ngoài ra, khi nhắc đến Nhà thờ lớn Hà Nội, mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu hoàn toàn từ đá tinh xảo ở ngay trước mặt. Phần sàn được lát bằng gạch đất nung, tường trát giấy bổi khiến cho không gian thêm phần hoài cổ.
Trong khi đó, phần cửa chính và cửa sổ được thiết kế dáng vòm cuốn nhọn đặc trưng của kiến trúc Gothic. Phần mái vòm cong cao, nhấn nhá cùng ô cửa sổ tròn hoa văn càng tô điểm cho không gian Nhà thờ lớn Hà Nội càng ấn tượng hơn.
Toàn bộ Nhà thờ lớn Hà Nội được chia thành ba khu vực riêng biệt, ba gồm sảnh đón khách, Cung thánh và khu vực hành lễ. Ngay trong Thánh đường là nơi an nghỉ của ba vị Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Trịnh Như Khuê và Hồng y Phạm Đình Tụng.
Trong khi đó, giữa Cung thánh là tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, và hai bên là hai bàn thờ Đức Mẹ cùng các tượng thánh được đặt trang nghiêm.
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic cổ điển, mô phỏng hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris
Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu hoàn toàn từ đá tinh xảo ở ngay trước Nhà thờ lớn Hà Nội
Tìm hiểu thêm: Không gian hiện đại chuẩn 4 sao của Petro Vũng Tàu
Phần mái vòm cong cao, nhấn nhá cùng ô cửa sổ tròn hoa văn càng tô điểm cho không gian Nhà thờ lớn Hà Nội càng ấn tượng
5 Bạn có thể làm gì khi đến thăm Nhà thờ lớn Hà Nội?
5.1 Tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội
Đối với những ai theo đạo Công giáo, chắc chắn việc tham dự lễ trong Nhà thờ lớn Hà Nội sẽ có ý nghĩa quan trọng. Hoặc không, nếu là người ngoại đạo, vậy thì khi tham dự Thánh lễ, bạn sẽ có thể hiểu hơn về những nghi thức của buổi lễ, đồng thời lắng nghe Thánh ca và dâng lời cầu nguyện cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.
5.2 Chụp ảnh check-in phía trước nhà thờ
Hình ảnh chụp phía trước Nhà thờ lớn Hà Nội đã trở thành dấu hiệu chỉ cho mọi người rằng, bạn vừa vi vu thăm thú thủ đô. Thế nên, nếu có dịp ghé đến ngôi Thánh đường, đừng bỏ lỡ cơ hội ‘đu trend’ này nha! Chắc chắn khung cảnh ngôi Thánh đường sừng sững với vẻ ngoài nhuốm màu rêu phong sẽ thành phông nền hoàn hảo cho bức ảnh của bạn.
Chụp ảnh check-in phía trước Nhà thờ lớn Hà Nội là một hoạt động thú vị dành cho bạn
Khung cảnh ngôi Thánh đường sừng sững với vẻ ngoài nhuốm màu rêu phong sẽ thành phông nền hoàn hảo cho bức ảnh của bạn
5.3 Thưởng thức ‘đặc sản’ trà chanh Nhà thờ
Chẳng biết từ bao giờ, trà chanh hoặc cốc cà phê thơm lựng đã trở thành ‘đặc sản’ phía trước Nhà thờ lớn Hà Nội. Nếu đến đây vào buổi chiều hoặc tối muộn, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những tốp bạn ngồi trò chuyện rôm rả khắp nơi.
Trà chanh Nhà thờ lớn Hà Nội vẫn vị chua chua đặc trưng ấy, thế mà cuốn hút đến lạ. Nhâm nhi cùng cốc xoài dầm, nem chua hoặc nem rán, hạt hướng dương thì ắt hẳn lại càng thú vị hơn cả.
>>>>>Xem thêm: Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang
Nếu đến đây vào buổi chiều hoặc tối muộn, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những tốp bạn ngồi trò chuyện rôm rả khắp nơi
Với vẻ đẹp kiến trúc lộng lẫy cùng ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, Nhà thờ lớn Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa, đồng thời là điểm đến nổi bật giữa lòng thủ đô. Đối với những ai muốn khám phá và hiểu hơn về nét đẹp đất và người thủ đô nghìn năm văn hiến, Nhà thờ lớn chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua.