Những lễ hội Đình Sóc Trăng là nét văn hóa lưu giữ bản sắc truyền thống của dân tộc ta. Đình không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa của bản làng mà còn gắn với đức tin của người dân. Vì thế có dịp du lịch Sóc Trăng, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham gia những lễ hội đặc sắc này nhé.
Bạn đang đọc: Những lễ hội Đình Sóc Trăng có ý nghĩa to lớn trong văn hóa truyền thống
1 Đôi nét về văn hóa lễ hội Đình Sóc Trăng
1.1 Ý nghĩa những lễ hội Đình Sóc Trăng
Nói đến Sóc Trăng là chúng ta nghĩ ngay đến vùng đất nổi tiếng về những đình, miếu với nét kiến trúc độc đáo, mang đậm văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Trong đó, đình của người Kinh không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, phục vụ những hoạt động thờ cúng tâm linh mà còn thể hiện văn hóa cộng đồng, in đậm dấu ấn của nền văn hóa xa xưa.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 75 ngôi đình, trải dài khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hàng năm, các lễ hội Đình Sóc Trăng được tổ chức, trở thành cơ hội để người dân hướng về quê hương, cùng thực hiện các nghi lễ cúng bái, cầu nguyện bình an và may mắn.
Trong văn hóa của người Kinh và một số dân tộc khác, đình được xem là nơi linh thiêng để diễn ra những lễ hội dân gian truyền thống. Theo kinh nghiệm khám phá Sóc Trăng, dù ngày nay xã hội phát triển cùng quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt nhưng một số lễ hội truyền thống vẫn được duy trì tổ chức. Nhờ vậy, những nét văn hóa dân tộc độc đáo được bảo tồn, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống lâu đời.
Đình làng đại diện cho văn hóa cộng đồng tại các làng quê Việt Nam
1.2 Một số ngôi đình nổi tiếng tại Sóc Trăng
Ngoài yếu tố văn hóa lễ hội, Sóc Trăng còn sở hữu những ngôi đình có ý nghĩa to lớn về lịch sử:
– Đình Hòa Tú thuộc địa phận ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên là một trong 8 Di tích cấp Quốc gia được công nhận ngày 16/6/1992. Đây là ngôi đình gắn với nhiều chiến thắng trong thời kỳ khởi nghĩa Nam Kỳ. Khuôn viên Đình Hòa Tú vẫn lưu giữ nhiều tấm bia lưu niệm ghi danh những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. lễ hội Đình Sóc Trăng
– Đình thần Mỹ Xuyên thuộc địa phận ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX. Công trình này được thiết kế với lối kiến trúc đậm chất dân gian, vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Hằng năm, tại đây tổ chức một số lễ hội Đình Sóc Trăng với không khí rất trang trọng, quy tụ nhiều người dân tham gia.
– Đình thần Khánh Hòa tại khóm Trà Niên, phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu nằm ở vị trí chiến lược, từng góp phần không nhỏ hỗ trợ bộ đội ta chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Đình Hòa Tú với những mộ phần của các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì dân tộc
2 Những lễ hội Đình Sóc Trăng phổ biến
Đình làng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh, văn hóa, tín ngưỡng của từng địa phương. Bên cạnh đó, đình cũng là nơi tụ họp để dân làng vui chơi, giải trí, sinh hoạt. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng làng, thời điểm tổ chức lễ hội Đình Sóc Trăng cũng sẽ khác nhau. Về cơ bản, hầu hết các đình làng sẽ tổ chức lễ hội cúng Thành Hoàng với những lễ chính như Kỳ Yên, Thượng điền, Hạ điền. Các nghi lễ cũng biến đổi theo vùng, mỗi làng sẽ có những truyền thống tổ chức khác nhau. Dưới đây là một số lễ hội phổ biến thường được tổ chức tại đình Sóc Trăng.
2.1 Lễ Hạ điền
Thông thường, lễ Hạ điền sẽ được tổ chức vào đầu mùa mưa, có ý nghĩa cúng bái để cầu mưa thuận gió hòa, chuẩn bị bước vào mùa cày cấy, trồng trọt. Tuy nhiên, hiện tại công nghiệp phát triển mạnh, không còn nhiều gia đình sống bằng nghề nông nên ý nghĩa lễ Hạ điền cũng đã giảm đi nhiều. Nếu có được tổ chức thì lễ hội Đình Sóc Trăng này cũng chỉ mang tính chất tượng trưng với các nghi thức đơn giản.
2.2 Lễ Thượng điền
Lễ Thượng điền được duy trì tại một số địa phương miền Tây, trong đó có Sóc Trăng. Lễ hội cử hành vào khoảng cuối mùa mưa, khi đã thu hoạch xong lúa thóc. Giống với lễ Hạ Điền, lễ hội ở Sóc Trăng này cũng mang đậm tính chất tín ngưỡng gắn với nông nghiệp nên hiện nay đã mai một đi nhiều.
2.3 Lễ Kỳ Yên
Hiện nay, tại các ngôi đình Sóc Trăng, lễ hội phổ biến nhất là Kỳ Yên. So với phong tục truyền thống ông cha để lại thì nghi lễ ngày nay cũng đã được lược bỏ đi nhiều. Tuy nhiên về cơ bản, lễ hội Đình Sóc Trăng vẫn giữ được bản sắc và tinh thần vốn có.
Lễ hội Kỳ Yên sẽ được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch. Ý nghĩa của lễ hội là tế thần Thành Hoàng, cầu an cho làng xóm thịnh vượng, nhà nhà ấm no. Đây cũng là cơ hội để bà con trong làng tề tựu đông đủ cùng nhau sau một năm lao động miệt mài, thể hiện văn hóa tốt đẹp của dân tộc và thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm.
Lễ hội Kỳ Yên sẽ được tổ chức trong 3 ngày với các lễ chính: Túc yết, Đàn cả, lễ tế Tiền hiền và Hậu hiền
Ngày thứ nhất là thời gian tổ chức lễ rước Tổ hát bội. Từ buổi sáng, Ban quý tế sẽ cử một người bưng khay gỗ đựng trầu, rượu, nhang, đèn, tiền lễ. Bên cạnh là 4 quân hầu cận và ban nhạc để đi theo ra tận cổng rước Tổ hát bội vào đình. Đến 12 giờ trưa, đám rước với đầy đủ chiêng, trống, cờ, lộng, long đình, phía sau là đội nhạc lễ, đội lân cùng di chuyển rước Sắc thần. Đến nơi, trưởng làng sẽ là người có trách nhiệm thực hiện nghi thức dâng một tuần hương, ba tuần rượu, đọc bài văn tế rồi rước Sắc về đình. Về tới nơi, nghi thức sẽ tiếp tục với lễ an vị, gồm: một tuần hương, ba tuần rượu, thêm một tuần trà rồi dâng Sắc phong lên bàn thờ thần tại chánh điện.
Ngày thứ hai và thứ ba, lễ hội Đình Sóc Trăng sẽ tiếp tục với nghi thức Túc Yết, hay còn gọi là lễ Yết. Đây là lúc các hương chức trong làng tề tựu lại để ra mắt thần, trình cáo về tình hình một năm vừa qua. Sau đó đến lễ Đàn cả, được coi là lễ chính, có ý nghĩa quan trọng nhất. Tất cả người dân trong làng sẽ cùng nhau dâng hương, thể hiện lòng thành kính với Thành Hoàng đã có công khai thiên lập địa cùng những người lập làng, lập đình, khai lộ và những vị anh hùng liệt sĩ địa phương.
Đồng thời, trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên, mỗi buổi tối đình làng còn tổ chức các hoạt động hát tuồng, hát bội. Các tiết mục phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy phạm chính thống, biểu diện những bài ca mang ý nghĩa tôn vinh dân tộc, ca ngợi những đóng góp của các nhân vật lịch sử, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường v.v. Các vở diễn thường được lựa chọn trong lễ hội Đình Sóc Trăng sẽ là San Hậu (tôn vương), Trưng Nữ Vương, Lưu Kim Đính, Phàn Lê Huê (tôn nữ soái), Tiết Nhơn Quí (tôn soái).
Bên cạnh đó, vì lễ hội Kỳ Yên diễn ra vào đầu năm mới nên cũng là dịp để người dân trong làng ngồi lại cùng nhau ăn Bánh tét cốm dẹp Sóc Trăng, nâng ly rượu chúc mừng, nam thanh nữ tú gặp gỡ, giao lưu. Không khí lễ hội rất tưng bừng, náo nhiệt, các dòng họ lớn trong làng còn tổ chức ăn uống, ca hát, các trò chơi dân gian và nhiều hoạt động thú vị khác nữa. Với những người con quanh năm làm việc xa xứ thì lễ hội Kỳ Yên có ý nghĩa rất lớn, là dịp để hướng về cội nguồn trước khi lại lên đường cho hành trình mới.
Tìm hiểu thêm: Khám phá Bản Du Già, tìm chút bình lặng khuất sau bóng núi
Những tiết mục hát bội đầy màu sắc được biểu diễn trong lễ hội Đình Sóc Trăng Kỳ Yên
Không khí lễ hội rất trang trọng với sự tham gia của các bô lão trong làng
>>>>>Xem thêm: Khám phá chùa Phật cô đơn bình yên giữa nhịp sống đô thị
Những tiết mục lân sư rồng tưng bừng, náo nhiệt là điểm nhấn trông lễ Kỳ Yên
Trên đây là những thông tin về các lễ hội Đình Sóc Trăng mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn đã tổng hợp được. Có dịp đến với mảnh đất Tây Nam Bộ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những lễ hội đặc sắc này nhé.