Người Pà Thẻn ở Hà Giang là một trong số 22 tộc người tạo nên văn hóa đa dạng và phong phú cho địa phương này. Theo chân Blogdulich.edu.vn để tìm hiểu chi tiết hơn về người Pà Thẻn và những nét độc đáo trong đời sống và văn hóa của họ nhé.
Bạn đang đọc: Những nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn ở Hà Giang
1 Đôi nét về người Pà Thẻn ở Hà Giang
1.1 Người Pà Thẻn sinh sống ở đâu?
Người Pà Thẻn sinh sống chủ yếu ở tỉnh Tuyên Quang và một số huyện núi tại Hà Giang. Tộc người này tự gọi mình là Pà Hưng, một số dân tộc anh em khác thì gọi là Pà Thẻn là Mèo Lài, Mèo Hoa, hoặc Mèo Dỏ. Còn trong những thư tịch cổ xưa thì người Pà Thẻn được nhắc đến với tên gọi Bát tiên tộc, các học giả người Pháp lại gọi tộc người này là Mán Pa Seng hay Mán Pa Teng. Họ cũng xếp dân tộc Pà Thẻn vào nhóm Mãn cùng người Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, cùng thuộc ngữ hệ Hmông – Dao.
Người Pà Thẻn ở Hà Giang được biết đến là tộc người lâu đời với văn hóa cộng đồng gắn kết và bền chặt
Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang hiện nay có khoảng trên 6000 người, cư trú tập trung tại các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần và Hoàng Su Phì. Trong đó tập trung đông nhất là ở huyện Quang Bình.
1.2 Truyền thuyết về người người Pà Thẻn ở Hà Giang
Theo truyền thuyết xưa mà các thế hệ người Pà Thẻn truyền lại rằng trước kia tổ tiên của họ ở vùng Than Lò của Trung Quốc, được biết đến là dân tộc Húng Dao hoặc là Thầu Dao. Người Pà Thẻn di cư vào địa phận nước ta khoảng từ 200 đến 300 năm trước, cùng lúc với các nhóm người Dao khác.
Những cô gái Pà Thẻn trong trang phục truyền thống rực rỡ màu sắc
Câu chuyện kể về quá trình tổ tiên người Pà Thẻn vượt biển để di cư đến Việt Nam vẫn được các vị bô lão nhắc đến cho các thế hệ trẻ. Căn cứ vào địa bàn cư trú thì tộc người này chia ra làm ba vùng. Vùng thứ nhất gồm các xã Lĩnh Phú (Chiêm Hoá) và Trung Sơn (Yên Sơn) sống xen kẽ và ảnh hưởng từ sinh hoạt, văn hoá, xã hội cho đến trang phục, nhà ở từ dân tộc Tày. Vùng thứ hai bao gồm các xã Hữu Sản, Bắc Quang và Hồng Quang thuộc huyện Chiêm Hóa, nơi mà người Pà Thẻn sống rải rác xen lẫn với cộng đồng người Dao, người Tày và người Thuỷ. Vùng thứ ba ở những xã Tân Sinh, Tân Lập, Yên Bình phía tả ngạn sông Gâm huyện Bắc Quang, nơi mà tộc người Pà Thẻn sống tập trung nên vẫn giữ được những nét văn hoá và phong tục tập quán lâu đời và nguyên vẹn.
2 Đặc trưng trong đời sống của người Pà Thẻn
Để thấy nếp sống đặc trưng của người Pà Thẻn ở Hà Giang thì du khách nên đến làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Nơi đây là địa bàn cư trú của 100% dân tộc Pà Thẻn với những nếp sống đặc trưng và màu sắc văn hóa riêng biệt. Tại đây du khách sẽ được ngắm nhìn những cô gái Pà Thẻn trong các bộ trang phục truyền thống rực rỡ, đôi tay thoăn thoắt bên khung cửi dệt nên những tấm thổ cẩm tinh xảo.
Những cô gái người Pà Thẻn ở Hà Giang từ nhỏ đã được chỉ dạy về nghề dệt vải
Trang phục truyền thống của tộc người này sở hữu nét biệt ở giá trị thẩm mỹ cao khi được kết hợp giữa rất nhiều màu sắc và những hoa văn độc đáo. Trang phục của mỗi người sẽ khác nhau do phần hoa văn đa dạng, thể hiện sự khéo léo của những người phụ nữ Pà Thẻn.
Xuất phát từ quan niệm coi màu đỏ là màu của lửa, của ánh sáng, đại diện cho thần lửa linh thiêng nhất nên người phụ nữ Pà Thẻn chọn sắc đỏ là màu chủ đạo trên trang phục. Cùng với đó là kết hợp xen kẽ những hoa văn trắng, đen, xanh, vàng tạo nên một tổng thể rực rỡ nhưng vẫn hài hòa. Khi kết hợp với những loại trang sức như vòng bạc, cặp ba lá, khăn vấn đầu thì sẽ càng tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và khéo léo của những người phụ nữ.
Những trang phục phụ nữ Pà Thẻn mặc trên người đều được chính bàn tay khéo léo của họ dệt nên
3 Những lễ hội và tập tục tiêu biểu cho văn hóa của người Pà Thẻn
3.1 Lễ hội nhảy lửa
Người Pà Thẻn ở Hà Giang định kỳ tổ chức lễ hội nhảy lửa với ý nghĩa thiêng liêng, độc đáo và huyền bí. Thời gian tổ chức sẽ vào ngày 16/10 âm lịch, xuyên suốt đến 15/1 âm lịch năm sau. Người Pà Thẻn luôn có niềm tin rằng xung quanh họ sẽ có các vị thần che chở, bảo vệ để họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn. Trong đó vị thần tối cao nhất được tôn thờ là thần lửa, chính vì vậy mới tổ chức lễ hội nhảy lửa để tất cả người dân thể hiện lòng thành kính với thần.
Tìm hiểu thêm: Panni Cafe – Không gian mang đậm phong cách Hàn Quốc ở Huế
Lễ hội Nhảy Lửa là đặc trưng văn hóa của người Pà Thẻn ở Hà Giang
Đầu tiên thầy cúng sẽ thực hiện làm lễ xin thổ công, thổ địa để được cho phép tổ chức nhảy lửa. Sau đó một đống lửa to sẽ được đốt lên, cho đến khi phần than đã cháy rực hồng thì thầy cúng sẽ điều khiển các thành viên lần lượt ngồi trước mặt mình để tiếp nhận sức mạnh và nhảy vào ngọn lửa đập than bắn tung tóe. Tiếng hò reo cổ vũ của cả người dân địa phương và khách du lịch sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người tham gia.
Hình ảnh rực rỡ trong những lễ hội Nhảy Lửa của người dân Pà Thẻn
Với giá trị văn hóa lâu đời cùng ý nghĩa to lớn trong tín ngưỡng nên năm 2013 Lễ hội Nhảy Lửa của người Pà Thẻn đã được Bộ Văn hóa, Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đồng thời lễ hội này cũng trở thành điểm nhấn cho du lịch Hà Giang, thu hút thêm đông đảo lượng khách du lịch.
3.2 Lễ hội Kéo Chày
Lễ hội Kéo chày của người Pà Thẻn ở Hà Giang cũng là một trong các lễ hội thể hiện sự gắn kết cộng đồng, là dịp để người dân trong bản cùng nhau vui đùa, ăn mừng sau mùa vụ bội thu. Đồng thời cũng gửi gắm cầu mong sẽ được thần linh ban phước để dân làng ấm no, mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm.
Trước khi khai hội, người thầy cúng sẽ dùng một chiếc chày làm bằng gỗ hoặc vầu, có đường kính khoảng 10cm, dài từ 2,5 – 3m. Sau đó, thầy sẽ cầm chiếc chày xoay đi xoay lại mấy vòng và niệm thần chú.
Quá trình cúng thần trước khi khai mạc các lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn
Sau đó sẽ chọn ra hai thanh niên người Pà Thẻn trai tráng khỏe mạnh để ôm chặt chày ở tư thế đứng đối mặt vào nhau. Hai người tiếp tục xoay chày, người thầy cúng sẽ đọc thần chú, rồi như có phép thuật xảy ra thì chiếc chày sẽ tự xoay và nâng rời khỏi mặt đất. Cho dù hai thanh niên có gia sức kéo chày trở lại mặt đất thì cũng không thể kéo được. Lúc này hàng chục thanh niên người Pà Thẻn sẽ ùa vào cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không thể nào kéo nổi. Chỉ khi nào có một người bịt tay vào đầu trên hoặc đầu dưới của chiếc chày thì mới có thể kéo nó xuống chạm đất, cũng đánh dấu kết thúc lễ hội.
3.3 Tập tục cưới hỏi của người Pa Péo
Về tập tục cưới hỏi, người Pà Thẻn ở Hà Giang cũng rất chú trọng việc để trai gái tự do tìm hiểu. Nếu cảm thấy hợp nhau thì sẽ thông báo cho gia đình hai bên để tổ chức. Tuy nhiên tục lệ ăn hỏi của dân tộc này khá phức tạp khi phải trải qua ba hoặc bốn lần hai gia đình gặp mặt mới có thể tiến đến đám cưới.
Nhà trai đưa lễ hỏi qua dạm ngõ nhà gái
Trước khi nhà trai qua rước cô dâu thì đêm hôm trước nhà gái sẽ tổ chức một đêm cúng cắt họ. Hôm sau nhà trai qua cũng phải cúng nhập dâu hợp nhất hai người. Cô dâu sẽ dùng khăn che mặt và ngồi im một chỗ cho tới buổi tối động phòng đi ngủ mới được phép bỏ khăn ra.
Về tập tục chung sống, người Pà Thẻn có truyền thống sống chung thủy một vợ một chồng từ thời xa xưa. Họ đã có một lời nguyện thề rằng một khi đã về làm vợ chồng thì sẽ gắn kết mãi mãi, do đó từ xưa đến nay người Pà Thẻn đều không được phép ly hôn dù hai vợ chồng xích mích hay có vấn đề phát sinh.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh Top quán bánh cống Cần Thơ và hương vị khó quên
Đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị cử hành đám cưới
Đó là những thông tin về người Pà Thẻn ở Hà Giang mà Blogdulich.edu.vn đã tổng hợp và mang đến cho du khách. Chúc bạn có một chuyến đi an toàn, thuận lợi và những trải nghiệm thật tuyệt tại bản làng của người Pà Thẻn nhé.