Rêu suối Mường Lò ngon nhất là loại rêu được thu hoạch mùa xuân, nó thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình cũng như các dịp đặc biệt của người dân Yên Bái. Nếu có cơ hội ghé thăm nơi đây một lần bạn tuyệt đối không nên bỏ qua dịp thưởng thức rêu suối nhé.
Bạn đang đọc: Rêu suối Mường Lò Yên Bái và sự tích bên dòng sông Thia
1 Giới thiệu đặc sản độc đáo Rêu suối Mường Lò
Mùa Rêu suối Mường Lò xuất hiện nhiều chính là vào khoảng đầu tháng 9, tháng 10 tới tháng 5 âm lịch và nó bắt nguồn từ con sông Thia. Những đám rêu bám vào đá, mọc dài đến kích thước nhất định sẽ tự rụng và trôi theo dòng nước sông theo đúng quy luật tự nhiên. Khi tiết trời ấm áp hơn các thiếu nữ Mường Lò sẽ rủ nhau tới suối hái rêu về phơi khô và chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn cho gia đình.
Rêu suối Mường Lò ngon nhất là loại rêu được thu hoạch mùa xuân. Để chọn được đám rêu sạch, non thì bạn nên lựa rêu ở khu vực có rừng suối chảy xiết, tập trung những tảng đá lớn. Việc thu hoạch rêu đá cũng không đơn giản bởi chúng thường nằm sâu dưới nước nên chúng ta phải ngồi xuống mới lấy được. Đây cũng là lưu ý cho mọi người nếu muốn đi hái rêu những hôm nước lớn.
Rêu sau khi thu hoạch cần được rửa sạch rồi mới chế biến. Ảnh: Hoàng Yên
2 Các loại Rêu suối Mường Lò
Có 3 loại Rêu suối Mường Lò là:
– Rêu cay: Thường mọc rời rạc và có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều ở Nậm Thi, Nậm Mã, Nậm Khoai, Nậm He… khu vực sông Mã.
– Rêu cui: Mọc trên đá và có sợi màu xanh đậm, xuất hiện nhiều tại phụ lưu sông Đà.
– Rêu tau: Chúng mọc thành từng mảng ở khe suối hoặc sông hồ và không bám vào đá.
Rêu suối Mường Lò cũng có nhiều loại khác nhau. Ảnh: Trần Huyền Châu
3 Khám phá nét đặc sắc của món ăn độc đáo này
3.1 Truyền thuyết bên dòng sông Thia
Người dân nơi đây vẫn thường truyền tai nhau về truyền thuyết gắn với Rêu suối Mường Lò. Đó là câu chuyện tình của đôi trai gái người Thái và dòng sông Thia. Sông Thia là con sông có diện tích rộng lớn nhất ở Mường Lò với lòng suối rộng 150m. Trong tiếng Thái, từ Thia có nghĩa là nước mắt, để chỉ giọt nước mắt của cô gái người Thái.
Chuyện kể rằng ngày xưa có một đôi trai gái người Thái yêu nhau nhưng gia đình nhà cô gái ngăn cấm bởi họ muốn gả cô cho người khác. Thế là cả hai bèn rủ nhau bỏ trốn lên trên núi nhưng lại bị đuổi bắt, chàng trai thì bị giết chết ném xuống vực và biến thành sỏi đá. Vì thương nhớ chàng mà cô gái đã khóc lóc chảy thành dòng sông Thia, bản thân cô thì biến thành rêu bám chặt vào sỏi đá. Câu chuyện khiến ai cũng thương xót, đây là lý do mà người Thái vẫn hay dùng rêu suối ăn trong ngày cưới, bởi họ mong muốn có được một tình yêu thủy chung, hạnh phúc và may mắn.
Tảng rêu được bà con dân tộc thu hoạch bên bờ suối. Ảnh: Thơm Mỹ
3.2 Thưởng thức món Rêu suối Mường Lò
Mùa Rêu suối Mường Lò thường không kéo dài nên người dân nơi đây hay tranh thủ khi tới mùa thu hoạch sẽ phơi và sử dụng dần vào mùa đông, dịp Tết. Bên cạnh thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, bánh chưng đen… thì món rêu suối là món mà du khách không nên bỏ qua khi có dịp đi Yên Bái.
Mọi người thường dùng Rêu suối Mường Lò làm món ăn trong bữa cơm hằng ngày hoặc vào những dịp như mừng tân gia, tiệc cưới, lễ hội… Việc thu hoạch rêu tuy khó nhưng công đoạn chế biến mới càng quan trọng hơn. Sau khi được đặt lên tảng đá lớn thì người ta sẽ lấy thanh tre đập cho rêu dẹp ra, nhặt sạch gốc, cát sạn… Tiếp theo mọi người sẽ để rêu vào rổ rửa với nước suối nhiều lần cho sạch, đem đi ủ trong muối tầm 15’ rồi mới chế biến thành các món ngon khác nhau.
Thu hoạch xong người ta sẽ chế biến Rêu suối Mường Lò thật sạch sẽ, dùng các loại gia vị đặc trưng của người Thái như hạt dổi, mắc khén, hạt sẻn cùng lá chanh, sả, tỏi, ớt, thịt mỡ và dùng lá dong gói lại. Kế đến người dân ở đây sẽ lấy lạt tre buộc hai bên đầu, bẻ hai phần mép rồi treo, vùi gói rêu trong tro nóng tầm 30’ thì lấy thanh tre ra đặt gói rêu lên bếp than hoa.
Tìm hiểu thêm: Chinh phục Háng Tề Chơ được mệnh danh là một trong tứ đại tử địa
Rêu được nướng vùi trong tro
Nếu bạn kiểm tra và thấu nước mỡ chảy ra thì Rêu suối Mường Lò đã chín, chúng ta chỉ cần bày ra đĩa thật đẹp mắt. Sau khi chín bạn chỉ cần mở lớp lá dong ra là đã ngửi thấy được hương thơm ngào ngạt của lá cùng các loại gia vị khác. Khi thưởng thức chúng ta sẽ lập tức cảm nhận được một hương vị thật ngon mát, ngọt lịm khi rêu được thấm đều các loại gia vị.
Bên cạnh món rêu nướng thì người Mường Lò còn dùng rêu để ăn thay rau hằng ngày. Cụ thể sau khi rửa rêu sạch và xé nhỏ ra thì các bà nội trợ sẽ luộc chúng với nước cho chín. Nếu ngon hơn thì chúng ta có thể luộc bằng nước luộc vịt hay luộc gà và đun sôi. Dù nghe có vẻ kỳ lạ nhưng món rêu chiên cũng khá được ưa chuộng, mọi người hay dùng chúng nhắm với rượu. Một miếng rêu nhâm nhi cùng ngụm rượu để rêu tan đều trong khoang miệng.
Người ta có thể dùng rêu suối ăn thay rau hằng ngày
3.3 Lợi ích của món Rêu suối Mường Lò
Món ăn được chế biến từ Rêu suối Mường Lò vô cùng có lợi cho sức khỏe, chúng sẽ giúp chúng ta thanh nhiệt, giải độc và điều hòa khí huyết trong cơ thể. Từ lần đầu thưởng thức món ngon này bạn đã có thể cảm nhận được một hương vị quá độc đáo, thanh tao mà mát mẻ để ăn vào bất cứ mùa nào trong năm.
>>>>>Xem thêm: Dừng chân tại Sel de Mer Hotel Suites tận hưởng dịch vụ đẳng cấp
Rêu suối Mường Lò có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng
Đó là chưa kể tới việc Rêu suối Mường Lò còn gắn liền với sự tích nàng Thia đầy cảm động. Do đó mà rêu suối đá ngòi Thia hay được vinh danh là có hương vị ngon nhất xứ Tây Bắc. Không chỉ là món ngon dân dã, độc đáo của người Thái, Rêu suối Mường Lò cũng rất được ưa chuộng trong mâm cơm của người Tày, Dao, Nùng… Nếu có dịp ghé chơi, Blogdulich.edu.vn khuyên bạn nên thử thưởng thức một lần, thử cả những món ăn độc đáo khác như Rau dớn Mường Lò, Táo mèo Yên Bái hay nhâm nhi Chè Shan tuyết suối Giàng nữa khi có dịp.