Review Bản Phùng là hành trình khám phá mảnh đất bình dị với cuộc sống của những người dân tộc La Chí.Tại đây du khách sẽ có vô vàn những trải nghiệm mới lạ, cùng kỉ niệm khó quên. Theo chân Blogdulich.edu.vn để khám phá chi tiết hơn nhé.
Bạn đang đọc: Review Bản Phùng – Bức tranh thiên nhiên và con người La Chí
1 Ban Phùng ở đâu?
1.1 Đôi nét về Bản Phùng
Nêu di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách sẽ mất khoảng 3 giờ để đến thị trấn Vinh Quang – thủ phủ của huyện Hoàng Su Phì. Rồi từ đây, bạn phải chạy xe vượt qua quãng đường khoảng 30km nữa mới đến được xã Bản Phùng. Đây là một hành trình tương đối dài và đầy thử thách với những du khách muốn khám phá miền đất thanh bình này.
Bản Phùng thuộc huyện Hoàng Su Phí và góp phần không nhỏ làm nên thương hiệu của ruộng bậc thang nơi đây
Không chỉ xa xôi, con đường từ Vinh Quang lên đến Bản Phùng cũng vô cùng hiểm trở, uốn lượn. Một bên là đồi núi trập trùng, một bên là những vực sâu tưởng như không đáy. Vì thế bạn cần vững tay lái để có thể trải nghiệm trọn vẹn hành trình này.
1.2 Vẻ đẹp nổi bật tại Bản Phùng
Hành trình review Bản Phùng nổi bật nhất phải kể đến mùa hoa rừng nở rộ cùng những tiếng róc rách của các con suối uốn lượn xa xa, của những nếp nhà bình yên nằm im lìm, lặng lẽ giữa tầng tầng lớp lớp ruộng bậc thang, khiến khung cảnh Bản Phùng không chỉ đẹp mà còn vô cùng nên thơ. Chính sự trù phú của ngút ngàn sóng lúa hòa trộn tuyệt vời cùng màu xanh của núi rừng đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến lòng nhiệt thành và mến khách của đồng bào dân tộc La Chí đã khiến cho du lịch nơi đây có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Những thửa ruộng bậc thang đến mùa lúa chín là lại rực rỡ, trù phú hơn bao giờ hết, hứa hẹn những vụ mùa bội thu cho người dân tại đây
2 Nên đến Bản Phùng vào thời gian nào trong năm?
Mùa lúa chín ở Bản Phùng đến khá muộn so với những địa phương khác tại Hoàng Su Phì, vào khoảng từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 10 dương lịch, thay vì từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Thế nên, nếu du khách lỡ hẹn với mùa vàng Tây Bắc, thì cũng đừng buồn hay tiếc nuối quá nhé vì vẫn có một Bản Phùng đang chờ bạn.
Review Bản Phùng bình dị với không gian mơ màng, lãng đãng tạo nên một vẻ đẹp nên thơ, dịu dàng
Khung cảnh bản Phùng góp phần tạo nên một mùa vàng Hoàng Su Phì vô cùng ngoạn mục, đẹp như bức tranh được vẽ nên từ họa sĩ tài hoa nhất. Đặt chân đến đây, du khách sẽ nhìn thấy những ruộng bậc thang mùa lúa chín, nắng trải một màu vàng như rót mật trên những bông lúa trĩu nặng. Phong cảnh ở đây đẹp như trong thế giới cổ tích, khiến cả những du khách khó tính nhất cũng phải say lòng.
3 Những trải nghiệm review Bản Phùng tuyệt vời nhất mà du khách không thể bỏ lỡ
3.1 Review Bản Phùng với ruộng bậc thang tuyệt đẹp
Năm 2012, Bản Phùng cùng với 5 xã khác của huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di tích Quốc gia với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Đây chính là sự công nhận cho vẻ đẹp của miền đất này, đồng thời mở ra tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ tại địa phương.
Bình minh rót nắng vàng lên ruộng bậc thang, khiến những bông lúa trĩu nặng và đong đầy nhựa sống
Tại xã Bản Phùng sở hữu danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang nổi bật, được xếp vào cảnh quan đẹp nhất tại Việt Nam với lịch sử trên dưới 300 năm. Những thửa ruộng này được các đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Tày, Nùng… tạo nên từ quá trình lao động miệt mài, hăng say cùng bộ óc sáng tạo và sự cần cù của bao nhiêu thế hệ. Người La Chí ở Hà Giang với dân số trên 8 nghìn người, trong đó tập trung nhiều nhất tại các xã Bản Phùng, Bản Díu và Bản Máy của huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì…
Du khách tận hưởng cảm giác đi giữa những thửa ruộng chín vàng, mùi hương ngọt ngào quẩn quanh theo từng bước chân
Tận mắt chiêm ngưỡng những di sản thửa ruộng bậc thang trải dài, du khách sẽ hiểu rằng tại sao Hà Giang lại nổi tiếng đến thế với cảnh quan tưởng như bình dân, đời thường này. Mùa lúa chín rộ, những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm, rung rinh dưới ánh nắng. Từng cơn gió thổi qua, biển lúa chín sẽ gợn lên những đợt sóng rực rỡ, thả vào không khí mùi hương ngái ngái của lúa chín của rơm vàng, mùi của một vụ mùa bội thu và cuộc sống no ấm cho người dân địa phương.
3.2 Cuộc sống của đồng bào La Chí ở Bản Phùng
Tiếp theo trong hành trình review Bản Phùng làm sao có thể bỏ qua sự hiếu khách của người dân đồng bào La Chí. Sống ở Bản Phùng phần đông là những con người La Chí hiền lành, chân chất như cỏ cây, tuy không sõi tiếng Kinh nhưng rất nhiệt tình, hiếu khách. Đối với du khách, họ luôn sẵn sàng chào đón, đưa du khách về nhà, mời uống nước đun từ rễ cây và ăn những món ăn đặc sản thơm ngon.
Tìm hiểu thêm: Lịch trình Đà Nẵng 5N4Đ tự túc – Chuyến đi dài hơi đáng giá nhất thanh xuân
Những người dân La Chí chủ yếu sống bằng nông nghiệp, bằng lúa nước
Người La Chí còn được biết đến với những tên gọi như người Thổ đen, người Mán, người Xá… nhưng phổ biến nhất vẫn là tên gọi La Chí. Đến đây du khách sẽ thấy những người phụ nữ La Chí mặc các loại trang phục do chính bàn tay khéo léo của họ dệt nên. Trong tư tưởng của người La Chí, việc thêu thùa và may vá được coi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự khéo léo và tháo vát của của người phụ nữ. Đàn ông La Chí khi chọn vợ cũng sẽ chọn những cô gái giỏi việc nhà, giỏi việc may vá, khéo léo, nhanh nhẹn. Trang phục của người La Chí so với những dân tộc khác sẽ tương đối đơn giản, không có nhiều họa tiết cầu kỳ, tất cả đều được nhuộm màu chàm. Còn đàn ông thì mặc áo 5 thân, dài tới khoảng ngang bắp chân, quần lá tọa, trên đầu quấn khăn.
Những thế hệ người La Chí cùng nhau tạo nên một cuộc sống đủ đầy và ấm no, lao động hăng say và tạo nên nét đẹp lao động rạng ngời
Về văn hóa, dân tộc La Chí có truyền thống truyền tai nhau những câu chuyện cổ tích, kể về tổ tiên của họ là Hoàng Dìn Thùng, Pủ Lô Tô. Chính những vị thần này đã sinh ra các giống, loài và dạy họ mọi phong tục tập quán cũng như cách làm ăn, canh tác, mưu sinh. Vì thế khi review Bản Phùng, bạn chắc chắn phải tìm hiểu về những câu chuyện này để hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Những phong tục tập quán tại bản Phùng được duy trì cho đến tận ngày nay
3.3 Đến Bản Phùng ăn Tết Khu Cù Tê
Nhắc đến những lễ hội truyền thống của Bản Phùng chúng ta không thể không kể đến Tết Khu Cù Tê với lịch sử lâu đời. Người La Chí có truyền thống định cư trên vùng núi cao, dựa vào phát nương làm rẫy, trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang để mưu sinh. Vì thế vào dịp tháng 7 (Âm lịch) hàng năm, khi tiết trời mát mẻ, công việc của người nông dân đã ít bận rộn, mùa vụ xong xuôi, các trưởng làng (Mổ Cóc) thường sẽ tụ họp nhau lại để cùng tổ chức Tết Khu Cù Tê. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ Tổ tiên, cầu cho làng bản được ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, đây cũng là nét văn hóa cổ truyền với bài cúng truyền thống đã theo suốt bao đời người La Chí.
Lễ hội với những trò chơi sôi nổi, tưng bừng, du khách có thể cùng tham gia để hòa mình vào không khí lễ hội tại bản Phùng
Thời gian Tết Khu Cù Tê và nghi thức cúng bái Tổ tiên của người La Chí tại Bản Phùng sẽ diễn ra vào ngày 17/7 Âm lịch. Lễ hội còn kéo dài đến những ngày tiếp theo với những trò chơi và đêm đốt lửa trại vô cùng thú vị.
>>>>>Xem thêm: Tiệm Coffee Himawari quán cà phê mang lại cho bạn cảm giác yên bình
Những đoàn du khách và người La Chí đang cùng nhau thực hiện những nghi thức của Tết Khu Cù TêTrên đây là những kinh nghiệm review Bản Phùng mà Blogdulich.edu.vn muốn mang đến cho du khách. Hi vọng bạn sẽ có chuyến đi thật thuận lợi cùng những trải nghiệm lý thú tại vùng đất yên bình này nhé.