Trong những năm gần đây, Sở Lò Vôi Côn Đảo là một trong những địa danh dành được nhiều sự quan tâm của mọi người. Là nơi in hằn những dấu tích đau thương của dân tộc, Sở Lò Vôi chắc chắn sẽ mang đến cho mọi người những cảm giác bồi hồi trong hành trình du lịch Côn Đảo sắp tới.
Bạn đang đọc: Sở Lò Vôi Côn Đảo, chứng tích in hằn những đau thương của dân tộc
1 Định vị chính xác vị trí của Sở Lò Vôi Côn Đảo
Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Côn Đảo là một trong những nơi tập trung nhiều di tích có giá trị to lớn về lịch sử, đồng thời là minh chứng rõ nét khắc họa năm tháng đau thương của dân tộc trong cả hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong đó, nổi bật hơn cả phải kể đến Sở Lò Vôi Côn Đảo, nơi các tù nhân chính trị bị đày đi làm việc khổ sai. Vào ngày 10/5/2012, nơi này được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt, thu hút sự chú ý của nhiều người, bên cạnh các điểm tham quan nổi tiếng khác tại địa phương như Sở Muối Côn Đảo, Sở Rẫy, Nhà tù Côn Đảo, v.v.
Sở Lò Vôi Côn Đảo là một trong những dấu tích đau thương chỉ rõ sự tàn ác của chế độ thực dân
2 Thời điểm lý tưởng nhất trong năm để bạn khám phá Sở Lò Vôi Côn Đảo
Nếu có ý định tham quan, khám phá Sở Lò Vôi Côn Đảo, Blogdulich.edu.vn gợi ý bạn nên đến đây vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lúc này, Côn Đảo bắt đầu bước vào mùa khô với khí hậu thoáng đãng, mát mẻ với những cơn gió từ khơi xa thổi vào, mang theo dư vị mặn mòi của đặc trưng của biển khơi. Đây là thời điểm hoàn hảo để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời và tham quan khắp nơi.
Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến đây vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm Côn Đảo đã bước vào mùa mưa. Tuy lượng mưa không quá nhiều, chỉ kéo dài tầm 1 tiếng hoặc hơn xíu thôi, tuy nhiên, trời sẽ mưa liên tục mấy ngày liền. Lúc này, tuy khí hậu mát mẻ, trong lành hơn cả nhưng sẽ phần nào mang đến sự bất tiện. Tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân, bạn nên cân nhắc thời điểm xuất phát phù hợp nhất nhé.
3 Những phương tiện bạn có thể lựa chọn để đến Sở Lò Vôi Côn Đảo
Tọa lạc ngay trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ, một trong những trục đường chính tại huyện đảo này, thế nên bạn có thể lựa chọn xe máy, xe điện, xe đạp hoặc taxi làm phương tiện di chuyển chính tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Nếu muốn chủ động trong việc di chuyển đồng thời có dthể kết hợp ghé đến tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác tại địa phương, xe máy sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Quanh khu vực thị trấn Côn Đảo hiện nay có nhiều các cửa hàng cho thuê xe máy với mức giá phải chăng, dao động từ 120.000 VND đến 150.000 VND / ngày tùy theo loại xe mà bạn chọn là xe số hoặc tay ga. Nếu muốn tìm một địa điểm thuê xe máy uy tín tại địa phương, bạn có thể tham khảo list mà Blogdulich.edu.vn gợi ý ngay bên dưới nhé:
Cửa hàng thuê xe Mộng Trinh, 36 Nguyễn Huệ, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – SĐT liên hệ: 0915 080 827
Cửa hàng thuê xe Phúc Tường, 34 Tôn Đức Thắng, K4, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – SĐT liên hệ: 0195 643 079
Cửa hàng thuê xe Chị Liên, 03 Võ Thị Sáu, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – SĐT liên hệ: 0919 432 559
Cửa hàng thuê xe Tân Châu, khu 10, cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – SĐT liên hệ: 0967 648 689
Cửa hàng thuê xe Phương Ân, khu 10, cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – SĐT liên hệ: 0945 609 470
Lưu ý là nếu muốn thuê xe máy làm phương tiện đồng hành chính, vậy thì bạn nên đổ đầy bình xăng trước khi bắt đầu hành trình khám phá trong ngày mới. Bởi vì hiện tại ở khu vực trung tâm huyện đảo này chỉ có vỏn vẹn 2 cây xăng mà thôi. “Save” điều này lại vào cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch nhé bạn ơi!
Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm thời gian và có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh đẹp dọc hai bên đường, vậy thì taxi hoặc xe điện có thể là phương tiện phù hợp dành cho bạn đó. Những hãng taxi phổ biến nhất tại Côn Đảo có thể kể đến như: taxi Mai Linh Côn Đảo (SĐT liên hệ: 0254 3 850 850), taxi Côn Sơn (SĐT liên hệ: 0254 3 908 908), taxi Thu Tâm Côn Đảo (SĐT liên hệ: 0254 3 630 036), v.v.
4 Những trải nghiệm thú vị tại Sở Lò Vôi Côn Đảo bạn không nên bỏ lỡ
4.1 Đến Sở Lò Vôi Côn Đảo nghe lại những câu chuyện đau thương ngày trước
Vào những năm dưới thời Pháp thuộc, để củng cố chính sách cai trị của mình, thực dân Pháp đã tiến hành khai thác triệt để sức lao động của các người tù chính trị bị lưu đày ra vùng đất này. Vì thế nên từ năm 1864, thực dân Pháp đã cho xây dựng Sở Lò Vôi Côn Đảo. Đây cũng chính là chứng tích chỉ rõ tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân với những chính sách bóc lột cực kỳ hà khắc, khốc liệt với mục đích đập tan ý chí của những người dân yêu nước lúc bấy giờ.
Bên cạnh Sở Muối Côn Đảo, Sở Lò Vôi là một trong số 18 sở tù khổ sai do Thực dân Pháp xây dựng nên. Đồng thời, đây cũng là sở khắc nghiệt nhất. Trải qua một lần trùng tu vào giai đoạn 1920 – 1921, Sở Lò Vôi Côn Đảo được mở rộng quy mô với nhiệm vụ chủ yếu là nung san hô, cung cấp cho toàn bộ đảo.
Một ngày bình thường tại Sở Lò Vôi Côn Đảo sẽ bắt đầu với 4, 5 kíp tù nhân thay phiên nhau trông coi việc đốt lò. Mọi người sẽ bị chia thành hai kíp, bao gồm một kíp thường xuyên bám biển để lấy san hô, bảo đảm mỗi tháng phải mang về được 4 sà lan san hô để làm nguyên liệu. Kíp còn lại với 12 người chuyên đảm nhận việc đưa san hô vào đốt trong lò nung để làm thành vôi phục vụ việc xây dựng cầu đường, nhà cửa.
Những người tù chính trị phải lặn xuống khu vực bãi san hô phía trước Vịnh Côn Đảo để lấy nguyên liệu về nung vôi. Mỗi kíp lặn lấy san hô có khoảng từ 80 đến 100 người và làm việc theo con nước. Vào lúc thủy triều rút, mọi người sẽ mang đòn xeo, choáng, sau đó đẩy sà lan ra ngoài cồn san hô cách bờ tầm 2km. Khi nước chưa cạn hẳn, gác ngục đã buộc mọi người xuống, bắt ngụp lặn, đào bới, đẩy từng tảng san hô lên rồi bửa nhỏ và chất thành từng đống. Khi thủy triều dâng, chúng sẽ đưa sà lan tới bốc lên và chở về.
Vào những ngày hè, lúc này nước lớn vào khoảng đêm đến trưa hôm sau mới rút, kíp san hô phải đi làm từ 13h đến tận nửa đêm. Vào ngày đông, nước lên ban ngày, người tù phải dầm mình dưới nước từ nửa đêm hôm trước đến tận trưa ngày hôm sau. Vì lý do đó nên da thịt ai nấy đều xám ngắt vì gió rét và nước lạnh. Thậm chí vào những ngày trời bão, gác ngục vẫn sẽ xua tù nhân ra biển. Nếu gặp mưa gió thổi bạt sà lan, mọi người phải nhảy xuống nước ghì mỏ neo vào tảng san hô lớn, rồi ôm nhau chống chọi qua cơn giông, đợi khi trời ngớt gió mới đẩy sà lan vào bờ.
Vì lý do đó nên Sở Lò Vôi Côn Đảo được xem như một bản cáo trạng chính sách khai thác, bóc lột sức lao động đến tận cùng của chế độ thực dân. Người tù nhân ban ngày đi làm khổ sai, tối về bị nhốt trong phòng giam với cái đói, cái rét, không đủ cơm ăn áo mặc, thậm chí có nhiều người không chịu nổi đã chọn cách tự tử. Nếu có dịp đến tham quan Sở Lò Vôi Côn Đảo, ắt hẳn bạn sẽ không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy những dấu tích vẫn còn tồn tại ở nơi đây.
Ngày nay, Sở Lò Vôi tàn bạo năm xưa đã không còn. Những dấu tích còn sót lại cũng nhuốm màu rêu phong
Tìm hiểu thêm: Điểm danh những nhà hàng Đà Nẵng ngon bổ rẻ không thể bỏ lỡ
Khung cảnh hoang tàn nơi Sở Lò Vôi ngày nay với bờ tường lát đá nằm yên bình tại một góc đường
>>>>>Xem thêm: Quán F Cánh đồng Hoa Coffee Đà Lạt nên thơ nơi đèo Mimosa
Bên trong Sở Lò Vôi Côn Đảo giờ đây chỉ còn là đống hoang tàn, đổ nát. Ít ai ngờ nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự đau thương, mất mát của dân tộc đến thế
Sở Lò Vôi Côn Đảo là một trong những dấu tích chỉ rõ sự hà khắc, đau thương của năm tháng chiến tranh. Bên cạnh đó, nếu có dịp đến thăm huyện đảo yên bình này, đừng quên dừng chân nán lại tham quan Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo và thắp hương cho anh linh những vị anh hùng dân tộc bạn nhé.