Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Với thác Pongour Đà Lạt 7 tầng quanh năm nước tung bọt trắng xóa, thành phố ngàn hoa đã thật sự khẳng định được vị thế của mình trong lòng những bạn trẻ có tình yêu tha thiết đối với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Bạn đã từng thắc mắc vì sao thác nước này lại được gọi với cái tên rất oai là ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’ chưa? Nếu chưa thì cùng ngồi lại để Blogdulich.edu.vn kể cho bạn nghe nhé về một câu chuyện đã có từ rất lâu…

Bạn đang đọc: Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Định vị tọa độ chính xác của thác Pongour Đà Lạt

Địa chỉ: thôn Tân Nghĩa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Số điện thoại liên hệ: 02633 675 202

Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 8:00 đến 18:00

Giá vé vào cửa: 20.000 VNĐ / người (không bao gồm các dịch vụ khác trong khu du lịch)

Giá vé gửi xe: 5.000 VNĐ / xe

Vốn được gọi với những cái tên khác như thác Bảy Tầng, thác Thiên Nhai, thác Pongour Đà Lạt vinh dự được công nhận là một trong những thác nước đẹp nhất tại thành phố Đà Lạt với khung cảnh nên thơ, lãng mạn. Dẫu rằng giờ đây thác không còn quá nhiều nước do các hoạt động thủy điện, thế nhưng ngày ngày từ độ cao gần 40m, những dòng nước vẫn đều đặn đổ xuống bậc thềm rộng lớn với 7 tầng độc đáo, nhìn từ xa tựa mái tóc óng ả của người con gái xinh đẹp, tạo nên khung cảnh ấn tượng, khó quên giữa một loạt điểm tham quan tại Đà Lạt khác cũng đẹp đến nao lòng.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng đưa bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa núi non đại ngàn

Hướng dẫn đường đi đến thác Pongour Đà Lạt

Nằm cách Đà Lạt khoảng tầm 50km, thác Pongour thuộc địa phận huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và là một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại vùng ngoại ô thành phố. Đây là một trong những thác đẹp nhất khu vực phía Nam Tây Nguyên và nhận được nhiều sự yêu mến của khách du lịch bởi vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất mực nên thơ.

Nếu xuất phát từ Sài Gòn, bạn có thể đi đến ngã ba thuộc địa phận xóm Trung phía núi Chai trên Quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt, sau đó bạn rẽ vào đường dẫn vô thác tại khu vực km260, sau đó rẽ phải và tiếp tục đi tiếp khoảng tầm 8km là sẽ đến nơi.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Vẻ đẹp ấn tượng của thác Pongour nhìn từ trên cao

Có nhiều cách để di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt, chẳng hạn như đi xe khách, xe limousine, thuê xe hơi cá nhân, máy bay hoặc đi bằng xe máy đều được cả. Bạn có thể tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân để lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp nhất nhé.

Ngược dòng thời gian tìm về khởi đầu của thác Pongour Đà Lạt

Thật ra, cái tên Pongour có khởi nguồn từ cách người dân tộc K’Ho – một trong những tộc người thiểu số sinh sống tại khu vực xung quanh thác – gọi các quý ông người Pháp, bởi trong tiếng Pháp, Pon – gou có nghĩa là “ông chủ của vùng đất sét trắng”. Bạn thắc mắc vì sao lại gọi nơi này là vùng đất sét trắng đúng không nè? Đơn giản thôi bởi vì theo các tài liệu địa chất của giới khoa học Pháp ghi lại, tại khu vực xung quanh thác có nhiều chất kaolin – một loại đất sét nên mới gọi như vậy đó.

Thế nhưng thác Pongour Đà Lạt lại có một truyền thuyết hào hùng, bi tráng khác gắn liền với đồng bào K’Ho. Theo tích cũ, vùng đất này trước kia vốn do Kanai, một người con gái xinh đẹp, làm tù trưởng cai quản. Cô Kanai này có rất nhiều tài lẻ, đặc biệt là rất giỏi săn bắt và chinh phục những loài mãnh thú trong rừng già, giúp cho người dân buôn làng vững tin mà khai hoang, lập nghiệp. 

Đặc biệt hơn, nàng Kanai có bốn ‘vệ sĩ’ trung thành chính là bốn con tê giác to lớn. Bốn con này được nàng thu phục nên rất nghe lời và thường cùng Kanai dời non chặn suối, bảo vệ buôn làng yên bình khỏi giặc ngoại xâm, đồng thời khai hoang, phá nương rẫy để người dân cho đất vun xới, trồng trọt.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Người ta vẫn bảo nhau rằng mái tóc đen tuyền của nàng Kanai đã hóa thành những con nước ngày đêm đổ xuống ghềnh đá

Mãi cho đến một ngày rằm tháng giêng, nàng Kanai qua đời. Bốn con tê giác cứ lo lắng và quanh quẩn xung quanh nàng, chẳng thiết ăn uống gì cả và cuối cùng cũng theo nàng Kanai qua bên kia thế giới. Nơi nàng yên nghỉ chẳng biết từ khi nào hóa thành ngọn thác tung bọt trắng xóa. Người ta bảo với nhau rằng mái tóc suôn mượt của nàng Kanai đã hóa thành dòng nước tung bọt trắng xóa tồn tại mãi cho đến tận ngày hôm nay. Còn những mảnh đá rêu phong bám đầy phảng phất dư vị thời gian xếp tầng từ trên cao xuống thấp, làm nền cho thác đổ chính là sừng của bốn ‘vệ sĩ’ trung thành của nàng hóa thành. Chính bởi thế nên trong tiềm thức của người K’Ho, con thác Pongour hùng vĩ không chỉ là món quà mà Mẹ Thiên nhiên ban tặng cho họ với vẻ đẹp trữ tình, đó còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt, tựa lời giao ước sắt son giữa con người với thiên nhiên.

‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’ và sự công nhận của vua Bảo Đại đối với vẻ đẹp hùng vĩ của thác Pongour Đà Lạt

Ngay từ những ngày đầu khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, họ đã công nhận rằng thác Pongour Đà Lạt chính là ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương với vẻ đẹp mơ màng đầy chất thơ nhưng cũng không kém phần hùng vĩ. 

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Thác nước như bừng sáng dưới ánh nắng chan hòa

Thế nhưng danh xưng ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’, có nghĩa là thác nước vĩ đại nhất trời Nam, lại được vua Bảo Đại dành tặng cho ngọn thác này. Khi có dịp đến đây, vua đã không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên nơi đây nên đã đặt cho ngọn thác danh xưng này. Và mãi đến tận năm 2000, thác Pongour mới vinh dự được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành một trong những điểm tham quan được mọi người yêu thích nếu đến với mảnh đất vùng cao.

Vẻ đẹp trữ tình nao lòng người nơi ngọn thác vĩ đại nhất trời Nam

Nếu như những ngày bôn ba nơi thành phố với khung cảnh người xe tấp nập cùng những ngọn đèn không bao giờ tắt và nhịp sống nhanh đến mức bản thân phải mệt nhoài, vậy thì những phút giây thư giãn, thả lỏng ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp, văng vẳng bên tai là tiếng nước từ trên cao đổ xuống tựa như khúc hát ru xoa dịu tâm hồn.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Khung cảnh nên thơ này có khiến bạn cảm thấy xuyến xao?

Khởi nguồn từ dòng Đa Nhim hùng vĩ, bạn có thể men theo hai con đường để đi dọc xuống khu vực chân thác. Một con đường chính dốc thoải, tương đối dễ đi nhưng tốn sức, và đường thứ hai ngắn hơn nhưng lại có nhiều bậc thang. Đặc biệt, con đường này chỉ dành cho những bạn có sức bền tốt và muốn có chút cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm.

5.1  Thác Pongour Đà Lạt đẹp trong từng con nước, ghềnh đá

Thác Pongour đẹp với vẻ đẹp đậm đà chất núi rừng Tây Nguyên: nào dòng nước tuôn trào bọt trắng xót, nào tầng tầng lớp lớp những ghềnh đá nhấp nhô, nào cuồn cuộn tiếng nước chảy vang vọng giữa núi rừng đại ngàn, bấy nhiêu đó thôi đã đủ nói lên vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất mực trữ tình của ngọn thác này.

Tìm hiểu thêm: Cùng Alisia Beach Hotel chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp bãi biển Mỹ Khê

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Con thác đẹp đến nỗi ai cũng muốn chụp những bức ảnh để lưu giữ kỷ niệm về một lần đã từng đến đây

Hơn thế nữa, vẻ đẹp hoang dại của thác Pongour Đà Lạt còn được khắc họa rõ nét hơn với những tảng đá xếp tầng lên nhau không theo một quy luật nào cả. Để rồi con nước cứ cần mẩn từ trên cao đổ xuống, tạo nên những bọt nước tung tóe và dòng nước trắng xóa tựa như mái tóc của nàng Kanai năm nào dịu dàng vuốt ve những chiếc sừng của bốn ‘chàng vệ sĩ’ trung thành ngày trước.

Mọi dòng nước tại thác đều chảy xuống một cái hồ phía dưới với mặt hồ xanh biếc và rộng thênh thang, thấp thoáng đâu đó là những mỏm đá nhấp nhô khi ẩn khi hiện. Ôm trọn xung quanh thác là núi non trùng điệp với những cây đại thụ đã có ở đây từ bao đời, tất cả như những vòng tay của người dân K’Ho cùng nhau bảo vệ giấc ngủ của vị tù trưởng mà họ rất mực tôn thờ.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

‘Nàng thiếu nữ’ hiền hòa Pongour vào những ngày mùa khô

Vào mùa mưa, thác Pongour như dữ dội và mãnh liệt hơn hẳn với những dòng nước mạnh mẽ ào ạt tuôn trào từ trên độ cao gần 40m. Lúc này đây, những ghềnh đá dường như đã biến mất khi lớp bọt nước trắng xóa ôm trọn. Còn vào những ngày mùa khô, con thác tựa như nàng thiếu nữ hiền hòa, e ấp với những con nước từ từ đổ xuống đá tựa dải lụa đào nằm giữa lòng núi non đại ngàn. Khung cảnh lúc này lại càng nên thơ, trữ tình hơn hẳn và cứ khiến người ta nhớ mãi không quên. 

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Khung cảnh nên thơ và hùng vĩ khiến ai cũng cảm thấy nao lòng

5.2  Và đẹp trong tình cảm sắt son người dân K’Ho dành cho nàng tù trưởng Kanai

Với vẻ đẹp mơ màng giữa chốn non cao đại ngàn, thác Pongour đã được biết bao thế hệ người K’Ho chọn làm nơi tổ chức lễ hội mùa xuân, thường diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm với nhiều trò chơi dân gian và các nghi lễ văn hóa truyền thống của buôn làng. Đây là dịp để họ tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với nàng tù trưởng Kanai tài hoa, đồng thời là dịp để mọi người trong làng quây quần bên nhau, cùng vui chơi, ca hát sau những tháng ngày lao động vất vả. Trong ngày lễ hội chính, mọi người sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa, tham gia các trò chơi vui nhộn trong bầu không khí réo rắt tiếng cồng chiêng trầm hùng với chén rượu cần và món thịt nướng hấp dẫn.

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

Đồng bào K’Ho vẫn giữ truyền thống tổ chức hội vào ngày rằm tháng giêng để tưởng nhớ nàng Kanai

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp mơ màng xứng danh ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’

>>>>>Xem thêm: Lưu ngay quán Bánh xèo Tây Đô ngon nức tiếng Bảo Lộc

Các điệu múa truyền thống và trò chơi dân gian cũng góp mặt trong ngày hội 

Thác Pongour Đà Lạt với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất mực trữ tình của mình từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt yêu thích của những bạn trẻ muốn rong ruổi khám phá những vùng đất mới. Tuy tương đối xa nếu đi ngược ra từ Đà Lạt, thế nhưng nếu có dịp về với thành phố ngàn hoa, vậy thì tại sao bạn lại nỡ bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn khung cảnh thác nước hùng vĩ nằm yên bình giữa chốn núi non đại ngàn đúng không? 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *