Chùa An Xá Quảng Bình là ngôi chùa nổi tiếng với lịch sử lâu đời, mang nét đẹp truyền thống cùng không khí linh thiêng, tĩnh lặng. Vì thế trong hành trình du lịch Quảng Bình, bạn nhất định phải ghé đến ngôi chùa này để hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng của người dân nơi đây nhé.
Bạn đang đọc: Thăm Chùa An Xá Quảng Bình và vẻ đẹp thanh tịnh, bình an
1 Giới thiệu về Chùa An Xá Quảng Bình
1.1 Chùa An Xá ở đâu?
Chùa An Xá thuộc địa phận thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Từ trung tâm thành phố Đồng Hới bạn sẽ phải vượt qua quãng đường khoảng 40km để tới đây, còn từ trung tâm huyện Lệ Thủy thì quãng đường đến chùa An Xá sẽ vào khoảng 8km. Chùa An Xá nằm bên bờ tả ngạn của sông Kiến Giang hiền hòa nên không khí tại đây càng thêm phần tĩnh mịch, trang nghiêm.
1.2 Chùa An Xá Quảng Bình thành lập khi nào?
Chùa An Xá Quảng Bình thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa (hay còn được gọi là Bắc Tông) thành lập vào năm 1900. Ngôi chùa này là một trong số ít những công trình vẫn giữ được nguyên trạng thiết kế ban đầu của phong cách chùa cổ tại Quảng Bình, có nhiều nét tương đồng với Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình. Hiện nay tại chùa không có sư trụ trì, sư sãi, mà hương khói đều do cụ Trần Xứ được người dân trong vùng tin tưởng giao cho trông nom.
Trải qua quá trình tu sửa nhưng Chùa An Xá Quảng Bình vẫn giữ được nét đặc trưng của chùa cổ, tuy không có khuôn viên rộng lớn nhưng đổi lại là không khí tĩnh mịch đúng chất một ngôi chùa trăm năm tuổi
2 Giá trị lịch sử của Chùa An Xá
2.1 Đóng góp của Chùa An Xá trong hai cuộc kháng chiến
Không chỉ có giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng, Chùa An Xá Quảng Bình còn là ngôi chùa có giá trị lịch sử lâu đời, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong chiến thắng của Cách mạng Tháng Tám, di tích chùa An Xá đã có rất nhiều đóng góp để hỗ trợ người dân Quảng Bình chuẩn bị giai đoạn tiền khởi nghĩa, góp phần vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta. Tại đây, vào ngày 2/7/1945, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh để thảo luận về đường lối và chiến lược cách mạng trong giai đoạn tới. Hội nghị gồm 13 đồng chí đại diện cho từng phủ, huyện và thị xã Đồng Hới cùng nhau tham dự. Đồng chí Trần Hữu Dực đã trao đổi về tình hình và nhiệm vụ trước mắt của Cách mạng, trong đó quan trọng nhất là sự cấp thiết chuẩn bị tất cả các điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền phía trước.
Chùa An Xá có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đấu tranh kháng chiến tại Quảng Bình, cùng người dân vượt qua giai đoạn bom đạn khắc nghiệt và tàn khốc nhất
Hội nghị này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ sở Đảng bộ trong toàn tỉnh Quảng Bình tạo thành một khối đoàn kết, gắn bó. Từ đó tạo nên một bước ngoặt lịch sử quan trọng, giúp mở ra thời kỳ thống nhất về mọi mặt, từ thống nhất lãnh đạo đến thống nhất hành động. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo này mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nhất tề cùng nhau đứng lên và giành được thắng lợi to lớn trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Chính sự kiện này đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của Chùa An Xá Quảng Bình, giúp nơi đây trở thành “địa chỉ đỏ” cho những bạn muốn bắt đầu tìm hiểu, khám phá về cái nôi cách mạng cũng như hành trình quân và dân Quảng Bình giành lấy tự do.
Không những vậy, trong cả hai cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chùa An Xá Quảng Bình luôn luôn là một trong những căn cứ địa để cán bộ, chiến sĩ cách mạng cùng nhau hội họp, mưu tính chiến lược, đường lối kháng chiến. Tuy nhiên cũng vì thế mà nơi đây giống như Bến phà Xuân Sơn Quảng Bình, trở thành địa điểm bị quân địch tập trung đánh phá, cho máy bay càn quét ngày đêm khiến ngôi chùa cổ phải oằn mình chịu đựng hàng trăm đợt ném bom. Sau khi hòa bình được lập lại, chùa An Xá đã được tỉnh ủy Quảng Bình trùng tu, xây dựng vào năm 1994, tuy nhiên tất cả các chi tiết thiết kế đều giữ nguyên như ban đầu để đảm bảo sự cổ kính, tĩnh mịch của ngôi chùa trăm năm tuổi.
2.2 Chùa An Xá Quảng Bình – Nơi tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chùa An Xá Quảng Bình nằm ngay bên cạnh nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vì vậy khi sinh thời, mỗi lần có dịp về thăm quê nhà, Đại tướng đều dành thời gian để tới thăm chùa và dâng hương, lễ Phật. Đến năm 1999, khi Đại tướng về đây đã tự tay mình trồng tặng chùa An Xá một cây đa, cây tươi tốt lớn lên đến tận hôm nay.
Tìm hiểu thêm: Ghé Mũi Nghê Đà Nẵng ngắm bình minh đẹp mê hồn người
Cây đa do chính tay Đại tướng trồng vẫn tươi tốt đến tận ngày nay, được người dân thôn An Xá chăm bón rất tỉ mỉ
Ngày Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng, người dân An Xá cũng đã đeo khăn tang lên cho cho cây đa ấy, như một cách bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn dành cho người anh hùng dân tộc. Vì thế đến đây bạn cũng nên ghé đến Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để dâng hương và tưởng nhớ Người nhé.
3 Kiến trúc chùa cổ đặc trưng tại Chùa An Xá Quảng Bình
Chùa An Xá Quảng Bình dù trải qua một lần tu bổ toàn diện nhưng vẫn giữ nguyên bản những vẻ đẹp của một ngôi chùa cổ trăm năm tuổi. Án ngữ phía trước mặt tiền của ngôi chùa này là một bức bình phong được dựng lên bằng gạch đá rất vững chắc, từng đám rêu phong bám lên sau hàng trăm năm bền vững cùng thời gian.
Ngoài ý nghĩa tốt lành về mặt phong thủy để cản bớt hỏa khí xâm nhập vào bên trong ngôi chùa gây tổn hại đến các thần linh đang được thờ phụng thì ở khía cạnh khác, bức bình phong còn được dựng lên đầy tính thẩm mỹ, trang trí cho khuôn viên chùa cổ. Bức bình phong như một bức tường nhỏ, được dựng lên cố định chắn ngang trước cổng chùa, thiết kế kiểu dáng và cách trang trí đều rất đặc biệt. Bức bình phong được trang trí như một kiểu cuốn thư với các chi tiết hình mặt rồng đắp nổi rất tỉ mỉ, bao quát hết toàn bộ phần chính diện. Ở hai bên là hai đuôi cuốn thư với hai con hạc chễm chệ đối lưng với hai con rùa, chính là biểu thị cho sự phát triển thịnh vượng, hài hòa của đất nước, sự vươn mình của dân tộc.
Tiền sảnh chùa An Xá được thiết kế thành 3 cổng với chiều rộng bằng nhau. Bức tường này được chia làm 3 phần, tất cả những chi tiết điêu khắc đều rất tỉ mỉ, tinh xảo, ba chữ “An Xá Tự” được đắp nổi ở cửa trung tâm. Ngoài ra, tiền sảnh còn trang trí rất công phu với các họa tiết hình long, ly, quy, phụng, là bộ tứ quen thuộc trong văn hóa điêu khắc dân gian của người Việt. Chính nhờ những chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh xảo này mà Chùa An Xá Quảng Bình mang trên mình vẻ đẹp cân đối và giản dị, không gian thanh tịnh và tĩnh mịch nhưng vẫn đảm bảo sự vững chãi và là điểm tựa cho tinh thần của người dân tại đây. Vì thế, trong hành trình Khám phá du lịch Quảng Bình bạn hãy ghé đến đây để hiểu hơn về kiến trúc chùa cổ độc đáo này nhé.
>>>>>Xem thêm: Trải nghiệm không gian ẩm thực thượng hạng tại Cookbook Cafe Intercontinental Nha Trang
Cây dừa đặc biệt được trồng tại Chùa An Xá Quảng Bình, dù ngọn tách thành 2 phần nhưng vẫn tươi tốt với những chùm trái to tròn
Ở sát bên hiên phải của chùa An Xá, các vị bô lão đã cho trồng thêm một cây dừa vào năm 1957. Điều đặc biệt là đến năm 1994, đột nhiên cây dừa tách đôi phần ngọn thành 2 mà vẫn sống khỏe mạnh sống xanh tốt đến tận hôm nay. Chính câu chuyện độc đáo về cây dừa này, về chữ V đặc biệt ấy đã được người dân truyền tai nhau như một sự ngợi ca về người anh hùng dân tộc, chính là anh Văn – Người con kiệt xuất của mảnh đất Quảng Bình.
Trên đây là những thông tin về Chùa An Xá Quảng Bình mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn mang đến cho bạn. Hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội ghé thăm ngôi chùa cổ kính này để hiểu hơn về những giá trị văn hóa và tâm linh tại đây nhé.