Nằm gần thành phố Nha Trang, giữa hàng trăm địa điểm du lịch nổi bật với biển xanh, cát trắng, nắng vàng và những tòa nhà hiện đại, Thành Cổ Diên Khánh vẫn giữ được vị thế đặc biệt của mình với một di tích lịch sử nổi tiếng, thu hút nhiều lượt check-in mỗi năm từ du khách khi đến du lịch Nha Trang lẫn người dân địa phương.
Bạn đang đọc: Thành Cổ Diên Khánh: Di tích lịch sử nổi tiếng gần Nha Trang
1 Thành cổ Diên Khánh – Chứng nhân lịch sử của Nha Trang Khánh Hòa
Cùng với kinh thành Huế, Thành cổ Diên Khánh là tòa thành cổ ở Việt Nam vẫn giữ được sự nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Thành Diên Khánh từng giữ vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Trung Bộ, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và ngày nay mang đến một vẻ đẹp độc đáo ít người biết đến.
Thành cổ Diên Khánh là tòa thành nổi tiếng của xứ Trầm Hương
1.1 Vị trí và cách di chuyển đến Thành cổ Diên Khánh
Vị trí: đường Lý Tự Trọng, khóm Đông Môn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Thành cổ Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Để đến đây, từ thành phố Nha Trang bạn đi đường 23/10 đến thị trấn Diên Khánh, rẽ phải vào đường Lý Tự Trọng, đi khoảng 500m là đến cổng Đông của Thành Diên Khánh.
Diên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm Nha Trang về phía Tây khoảng 10km và cách thành phố Cam Ranh về phía Bắc 35km. Sau khi tận hưởng vẻ đẹp của biển Nha Trang hoặc Cam Ranh, bạn có thể đến khám phá Diên Khánh. Ngoài thành cổ bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm nổi tiếng tại đây như cây dầu đôi, miếu thờ tướng Trịnh Phong, đền thờ Trần Quý Cáp, Văn miếu, nhà thờ Hà Dừa, khu tưởng niệm bác sĩ Yersin và thư giãn ở suối Tiên thơ mộng chảy xuống từ Hòn Bà.
1.2 Ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử hình của Thành cổ Diên Khánh
Thành Diên Khánh được xây dựng vào năm 1793 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đã xây dựng Diên Khánh thành một căn cứ vững chắc. Hoàng tử Cảnh đã trực tiếp trông coi công cuộc xây dựng thành với hơn 3000 nhân lực từ Bình Thuận và Thuận Thành, chỉ sau hơn một tháng thì thành được xây xong.
Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Trước đây trong thành có hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sâu trong phía sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, ngoài ra còn có nhà kho, nhà lao kiên cố.
Thành cổ Diên Khánh năm 1952
Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương ở Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp. Ngày nay Thành cổ Diên Khánh là di sản văn hóa có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và quân sự. Hàng ngày người dân Khánh Hòa vẫn đi qua dưới các cổng thành do các cổng đều bắc qua trục đường chính, ngoại trừ cổng Hậu nằm phía sau trường Mẫu giáo của thị trấn Diên Khánh.
Thành cổ Diên Khánh những năm sau giải phóng
Thành cổ ngày nay như một cổng chào đến với thị trấn Diên Khánh
2 Khám phá kiến trúc độc đáo của Thành Cổ Diên Khánh
2.1 Kiến trúc Vuban đặc trưng của thành
Thành cổ Diên Khánh được đắp trên một khu đất trống, có hình dáng nhô cao giống như lưng con rùa – linh vật tượng trưng cho sự trường tồn và vững chắc. Thành có hệ thống hào sâu bên ngoài và hai bậc thang bên trong dùng làm đường lên xuống.
Các góc thành được đắp nhô ra ngoài để dễ dàng quan sát, mỗi góc có một khoảng đất rộng dùng làm chỗ trú quân với một ụ đất cao khoảng 2m để đặt súng đại bác, gọi là pháo đài góc – đặc điểm nổi bật của kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban.
Trên thành được trồng nhiều tre và cây gai để tăng độ vững chắc và tạo thành một hàng rào phòng ngự theo truyền thống của người Việt. Hệ thống hào bên ngoài thành có độ sâu từ 3m đến 5m, rộng hẹp không đều tùy theo địa hình. Dưới lòng hào thường xuyên có nước và nhiều chướng ngại vật. Phía ngoài hào có đường hào ngoại. Để vào trong thành phải đi qua cầu bắc qua hào nước.
Bản đồ Thành Diên Khánh. Ảnh: Khánh Hòa xưa và nay
Khu vực Thành Diên Khánh ngày nay
2.2 Kích thước của thành
Theo tìm hiểu của Blogdulich.edu.vn, thành cổ Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000 m², đây là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban – một mô hình phổ biến vào thời kỳ đó ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác không đều, có chu vi 2.693 m đắp bằng đất, các góc được đắp nhô ra để tăng tầm quan sát. Các cạnh tường chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, do đó các góc thành không nhô hẳn ra nhưng vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Mặt ngoài tường gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc tạo thành đường vận chuyển thuận lợi ven thành.
Đoạn cổng thành và tường thành ngày nay
Các cổng của thành được xây bằng gạch nung và trát vôi vữa tạo thành hình khối dài khoảng 15m. Các cổng có vòm cuốn ở giữa, rộng 2,88m và cao 2,44m, có lối đi phía dưới. Mặt ngoài cổng xây thẳng đứng, mặt trong xây tường gạch cao 1,7m dài 5m. Đường đi trên bờ thành rộng 5,35m. Hai bên cổng xây bậc cấp rộng 3m để đi lên phía trên cổng thành.
Hệ thống lối đi ở cổng thành Diên Khánh và bờ tường thành
Phía trên cổng thành có lầu tứ giác và bốn cửa ở bốn hướng, trên cùng là cổ lầu có mái uốn cong lợp ngói âm dương. Cổ lầu cao 4,1m so với nền. Hai bên lầu tứ giác có lan can cao 0,85cm. Nối liền với bốn cổng là hệ thống tường thành đắp bằng đất thoai thoải phía bên trong, thẳng đứng phía bên ngoài. Ngày nay các đoạn tường bằng đất không còn nối liền mạch như xưa. Tổng chiều dài tường thành bằng đất hiện nay dài khoảng 1.656m, cao 3m và bề mặt rộng 5m.
Lầu tứ giác phía trên cổng thành
Tìm hiểu thêm: Ghé 10 địa điểm sau để mua quà ở Nha Trang độc lạ nhất
Cổ lầu với mái uốn cong lợp ngói âm dương đậm nét Á Đông
Phần lan can ở lầu tứ giác
2.3 Vị trí các cổng thành
Ban đầu, thành có 6 cổng, nhưng hiện nay chỉ còn lại 4 cổng: Đông, Tây, Tiền (phía Nam), và Hậu (phía Bắc).
– Cổng Đông nằm trên đường Lý Tự Trọng. Để đến cổng Đông, bạn đi theo đường 23/10, rẽ phải vào Lý Thường Kiệt, qua trường THCS Phan Chu Trinh, THPT Hoàng Hoa Thám và trường mầm non Hoa Phượng là bạn sẽ gặp ngay cổng Đông.
– Cổng Tây cách cổng Đông khoảng 700m. Để đến cổng Tây bạn chỉ việc đi thẳng khi theo đường Lý Tự Trong khi qua cổng Đông.
– Cổng Tiền nằm trên trục đường Trịnh Phong phía Nam thị trấn Diên Khánh.
– Cổng Hậu nằm sâu trong một ngõ hẻm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cổng Tây thành cổ Diên Khánh
Cổng Đông thành cổ Diên Khánh
Cổng Tiền (cửa Nam) của thành
Cổng Hậu (cửa Bắc) thành cổ
3 Quá trình phục dựng và phát triển du lịch tại Thành cổ Diên Khánh
Qua hơn 200 năm lịch sử, Thành Cổ Diên Khánh đã trải qua nhiều biến động thăng trầm. Để bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của di tích này, ngày 16/11/1988, Bộ Văn Hóa quyết định xếp hạng nơi đây là di tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia.
Trải qua sự tàn phá theo thời gian, Thành cổ Diên Khánh ngày nay đã mất nhiều đoạn tường và hào. Năm 2003, Thành Diên Khánh đã được trùng tu, sơn sửa bốn cổng và gia cố những nơi bị nứt tường do mưa. Năm 2010 thành được tỉnh triển khai tu bổ và bảo vệ các khu vực xung quanh. Cuối năm 2014 thì nơi đây được xây dựng thành phố đi bộ và phục hồi các công trình có giá trị lịch sử để phục vụ du lịch.
4 Check-in đẹp lạc lối của Thành cổ Diên Khánh
Ít ai biết gần phố biển Nha Trang lại có một điểm sống ảo cổ kính, mang đậm vẻ đẹp văn hóa không thua kém gì Kinh thành Huế. Với lối kiến trúc độc đáo, đường nét cổ cùng màu của gạch ngói, sân chầu bám đầy rêu xanh và bậc tam cấp bạc màu, thành cổ Diên Khánh mang đến cho bạn những bức ảnh check-in ấn tượng
View cổ kính của thành Diên Khánh cho ra các bức ảnh đẹp lạc lối. Ảnh: Hữu Trí
Vẻ đẹp của thành rất hợp với những bức ảnh mang màu sắc cổ trang. Ảnh: Hữu Trí
Chắc chắn đây sẽ là background sống ảo cực chất. Ảnh: @kjsryle_min
>>>>>Xem thêm: Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia
Bạn đừng quên check-in địa điểm đặc biệt này khi đến với Nha Trang – Khánh Hòa nhé
Thành cổ Diên Khánh là một công trình kiến trúc độc đáo, đánh dấu trí tuệ và công sức của những thế hệ trước qua từng viên gạch xây nên cổng thành hùng vĩ. Trên những bức tường cổ kính, bạn như được trở về một thời sử Việt hào hùng của cha ông ta thời khai khẩn mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước.