Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng không chỉ trong phạm vi thành phố biển Vũng Tàu mà còn là toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Đây là nơi hội tụ của những phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu về địa điểm du lịch này nhé!

Thông tin tổng quan về Thích Ca Phật Đài

1.1 Thích Ca Phật Đài nằm ở đâu? 

Địa chỉ: 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giờ mở cửa: 

Thứ 2 – thứ 7: 5:00 – 10:00 và 14:00 – 20:00 

Chủ Nhật: 5:30 – 10:00

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Bức tượng nằm sừng sững uy nghi trên nền trời xanh ngắt 

Thích Ca Phật Đài nằm ngay trên con đường Trần Phú – Con đường hẳn đã được các “phượt thủ” nằm lòng. Trần Phú nằm dọc theo Bãi Trước vì vậy chỉ cần chạy một đường thẳng là bạn đã có thể đến được ngôi chùa này. Thích Ca Phật Đài cũng nằm rất gần với các địa điểm tham quan nổi tiếng tại Vũng Tàu như bến tàu Maria, bảo tàng vũ khí cổ… Quần thể kiến trúc nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn với diện tích lên đến 28 hecta. 

1.2 Lịch sử hình thành Thích Ca Phật Đài

Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera viếng Núi Lớn và trồng lên một cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Trang ở Ấn Độ. Bấy giờ, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã cho cất một trai thất nhỏ để Đại đức có thể đến đây nghỉ ngơi. Sau, Sư cũng đã xây lên một bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi. 

Đầu 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã tổ chức quyên góp và thu hút được nhiều phật tử, tăng ni ở trên khắp Việt Nam tham gia quyên góp tài chính. Quần thể kiến trúc này được mở rộng từ một khu Bảo tháp xá lợi và vườn tượng quảng diễn cuộc đời của Đức Phật đến Thích Ca Phật Đài như ngày nay. 

Lễ khởi công xây dựng được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 1961 và ngày 9 & 10 tháng 3 năm 1963 chính thức khánh thành. Đến năm 1989, quần thể kiến trúc này được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Ngày 9 & 10 tháng 3 năm 1963, Thích Ca Phật Đài chính thức khánh thành

Quần thể kiến trúc Phật giáo Thích Ca Phật Đài có gì đặc sắc? 

2.1 Cổng Tam Quan 

Ngay khi vừa bước qua cổng chào, bạn sẽ thấy một ngôi Bảo tháp – Nơi tưởng niệm nhà sư Giác Pháp, quan phủ Lê Quang Vinh. Cổng Tam Quan nổi bật với 4 trụ vuông vững chắc, phía trên đỉnh là 4 đóa sen biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết của nhà Phật. Trên cổng, bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng rất quen thuộc – Bánh xe luân hồi trong vòng pháp lý nhà Phật với 8 chiếc căm xe Trung đạo và 4 núm ở vòng ngoài tượng trưng cho Tứ Diệu Đế. 

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Cổng Tam Quan cực kì nổi bật với những miếng miểng chai ghép thành màu sắc

Cổng Tam Quan được làm kì công từ những miếng miểng chai nên rất đa dạng về màu sắc. Nhìn từ xa, bạn đã có thể dễ dàng nhận ra cổng Tam Quan qua đặc điểm rất riêng trên. Đến đây, đừng quên chụp một kiểu ảnh làm kỉ niệm bạn nhé! 

2.2 Khu vườn tượng Phật tích

Nếu bạn có yêu thích với lịch sử hay Phật giáo, sao không thử đến khu Vườn tượng để đọc qua về sự tích cuộc đời của Đức Phật Thích Ca (từ khi ra đời đến khi nhập cõi Niết Bàn).

Nếu tượng Đức Phật Đản Sinh mô tả lại câu chuyện của Đức Phật lúc mới ra đời đã vùng dậy và đi bảy bước, mỗi bước đều nở ra một bông sen, đến bước thứ 7, đứng trên bông sen, ông đã nói rằng “Thiên thượng thiên ha hạ duy ngã độc tôn” (Giữa trời giữa đất có một mình ta cao nhất) thì Tượng Cắt Tóc Đi Tu đã tái hiện hình ảnh Đức Phật đi qua 4 lần hoàng thành bằng 4 cửa khác nhau. Ông chứng kiến 4 cảnh tượng từ một đứa bé, đến người già, người chết và đám ma từ đó hiểu được hoàn cảnh con người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi nên đã quyết định xuống tóc đi tu. 

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Bức tượng thể hiện lại cuộc đời của Đức Phật

Tượng Kim Thân Phật Tổ đã diễn tả được hành trình tu hành và đắc đạo của Đức Phật. Đây là một bức tượng rất độc đáo vì phần thân được thi công tại chỗ còn phần đầu thì phải đặt ở tận Sài Gòn. 

Điểm đặc sắc nhất của Thích Ca Phật Đài là bức tượng Đức Phật thành đạo được đặt cùng nơi với ba viên ngọc xá lợi Phật. Bức tượng cao đến 11,6 m, cực kì hoành tráng và uy nghi. Ngay khi đặt chân đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự tráng lệ và được thôi thúc để cầu nguyện điều bình an đến với bản thân và gia đình. 

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Bức tượng cao đến 11,6 m, cực kì hoành tráng và uy nghi dưới nền trời xanh biếc

2.3 Bảo tháp xá lợi

Ngoài ra, nếu đã đến Thích Ca Phật Đài, bạn cũng không nên bỏ qua bảo tháp Xá lợi Phật hình bát giác. Bảo tháp cao đến 17m với phần đỉnh tháp được tác một búp sen tỉ mỉ. Bên trong bảo tháp cũng được đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa Thượng Thánh Tăng Narada cúng đường và đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ. Đầu tiên là vườn Lâm-tỳ-ni – Nơi đức Phật Đản sinh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng – Nơi đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển – Nơi đức Phật chuyển pháp luân. Và cuối cùng là rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar – Nơi đức Phật nhập diệt.

Phía trước Thích Ca Phật Đài bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy những người bán hàng rong với đủ thứ món từ giải khát đến những món “cứu đói” như bánh mì, bánh các loại. Vì thế, hãy mang theo một ít tiền mặt để có thể thoải mái tiêu dùng nhé!

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Bảo tháp xá lợi với 13 viên xá lợi Đức Phật và đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Phía trước chùa có nhiều người bán hàng rong

Có nên ghé thăm Thích Ca Phật Đài không? 

Nếu đang kiếm tìm một địa điểm tâm linh để tham quan, cầu nguyện thì Thích Ca Phật Đài là một địa điểm mà bạn nên lưu ngay vào hành trình của mình. Với hơn 1800 đánh giá, mọi du khách đều ưu ái đánh giá rất cao cho Thích Ca Phật Đài để ngôi chùa có thể nhận về đến 4.4 sao. Cùng Blogdulich.edu.vn xem lý do vì sao họ lại đánh giá cao Thích Ca Phật Đài đến thế.

“Thật là một nơi yên bình. Nó đẹp, ẩn mình và tuyệt vời hơn là miễn phí vé vào cổng. Một nhà sư đã chào đón chúng tôi vào chùa và giải thích cho chúng tôi rất nhiều điều thú vị.” Alice Pomiato – Một du khách nước ngoài hào hứng chia sẻ. 

“Chùa này mình có ghé cách đây 4 tháng chùa có quang cảnh đẹp mặt tiền hướng ra biển, trong thoáng và mát khuông viên rộng chưa đi hết luôn, phần sau của chùa có mấy bậc thang cao dẫn lên tượng phật tổ khách tham quan thường lưu lại ở đây từ 30 – 45 phút đi du lịch vũng tàu nên ghé trải nghiệm nơi này.” Bạn Tony’s Long chia sẻ trong chuyến đi đến Thích Ca Phật Đài vào năm 2020. 

Thích Ca Phật Đài – Quần thể kiến trúc Phật giáo di tích cấp Quốc gia

Thích Ca Phật Đài nhận được sự yêu thích từ du khách trong và ngoài nước

Đến Thích Ca Phật Đài cần lưu ý những gì? 

– Từ 8-9 giờ sáng là thời điểm đông đúc nhất của Thích Ca Phật Đài, vì vậy, nếu bạn muốn cầu nguyện ở không gian vắng người hơn, có thể sắp xếp đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. 

– Vì Thích Ca Phật Đài rất rộng lớn nên hãy mặc một trang phục thật thoải mái để đi lại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thoải mái quà đà mà quên rằng đây là nơi trang nghiêm và tâm linh. Ưu tiên những “bộ cánh” thoải mái và lịch sự bạn nhé!

– Thích Ca Phật Đài có những thời gian rất đông đúc nên bạn lưu ý bảo vệ tư trang cá nhân để tránh mất cắp. Hãy mang theo một ít tiền mặt để mua nước, mua kem nhưng đừng quá nhiều để kẻ gian lợi dụng. 

– Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi để ngôi chùa giữ được vẻ đẹp của nó nhé. 

– Nếu đi vào buổi sáng, hãy nhớ mang theo dù và kem chống nắng để tránh đi tia cực tím độc hại từ Mặt trời.

Vậy là bài viết của Blogdulich.edu.vn về Thích Ca Phật Đài đến đây xin được phép khép lại. Đừng quên rằng ở Vũng Tàu còn rất nhiều ngôi chùa khác mà bạn có thể xem tại đây. Theo dõi cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn nhé!  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *