Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

Đình Nguyễn Trung Trực là điểm đến văn hóa được nhiều bạn trẻ ghé thăm khi du lịch Kiên Giang. Điểm đến này gắn liền với một vị anh hùng lịch sử có công giữ gìn, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Bạn đang đọc: Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

Kiên Giang là một vùng đất sở hữu nét đẹp thanh bình, an lành. Trải qua bao thế hệ, Kiên Giang vẫn thu hút nhiều tín đồ du lịch đến ghé thăm và trải nghiệm với biết bao địa điểm xinh đẹp như Biển Mũi Nai hay Quần đảo Bà Lụa. Ngoài ra, vùng đất này còn sở hữu nhiều công trình văn hóa về những danh nhân lịch sử gắn liền với sự phát triển của địa phương. Một trong những địa điểm văn hóa ấy chính là Đình Nguyễn Trung Trực với không gian uy nghiêm. Hãy cùng chúng mình khám phá vẻ đẹp của đền thờ ấy trong bài viết này nhé.

Tổng quan về Đình Nguyễn Trung Trực

Đình Nguyễn Trung Trực là một điểm đến văn hóa tọa lạc trên đường Nguyễn Công Trứ thuộc phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá. Tương tự Lăng Mạc Cửu Hà Tiên, đây là một trong những địa điểm mang giá trị lịch sử vô cùng lớn đối với người dân Kiên Giang. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có đến chín ngôi đền thờ phụng ông Nguyễn Trung Trực. Trong đó, ngôi đền tại phía Tây trung tâm Rạch Giá này là có quy mô lớn và lịch sử lâu đời nhất.

Nguyễn Trung Trực là nhân vật lịch sử gắn liền với phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Ông được sinh ra dưới thời Minh Mạng và có tên là Chơn. Từ năm 1859, ông đổi tên là Lịch (hay còn được người đời biết đến là Năm Lịch). Sau này, với tính tình ngay thẳng, thật thà, ông được thầy dạy học đặt cho tên hiệu là Trung Trực.

Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống Pháp tại miền Nam. Năm 1868, ông bị thực dân Pháp bắt và xử chém tại Chợ Rạch Giá. Để tưởng nhớ về một vị anh hùng dân tộc, những người dân yêu kính đã bí mật thờ cúng ông trong Đền Nam Hải Đại tướng quân (hay còn gọi là Đền Cá Ông).

Ban đầu, đền thờ chỉ được lợp bằng gỗ đơn sơ, mái lá do các ngư dân dựng nên bên cạnh Sông Kiên và Rạch Lăng. Đền thờ chỉ cách Biển Đông khoảng chừng một trăm mét. Trải qua nhiều thay đổi, biến động của lịch sử, mái đình này đã được tu sửa trở nên khang trang hơn. Đình được khởi công xây dựng vào năm 1964. Năm 1970, đình được khánh thành với không gian rộng rãi, thoáng đãng.

Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

Đình Nguyễn Trung Trực là điểm đến văn hóa gắn liền với vị anh hùng lịch sử đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp

Hướng dẫn cách di chuyển đến Đình Nguyễn Trung Trực

Đình Nguyễn Trung Trực nằm gần trung tâm Thành phố Rạch Giá nên khá dễ di chuyển. Từ Chùa Sắc Tứ Tam Bảo Rạch Giá, bạn di chuyển tiếp tục qua Cầu Đúc 1. Sau khi qua cầu, bạn rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo và đi thêm 550 mét nữa. Bạn tiếp tục rẽ phải vào đường 3 tháng 2 và di chuyển thêm một đoạn ngắn khoảng 500 mét. Sau khi qua cầu, bạn rẽ phải vào đường Nguyễn Công Trứ và đi thêm 200 mét nữa là sẽ đến được Đình Nguyễn Trung Trực.

Những điều đặc biệt tại điểm tham quan Đình Nguyễn Trung Trực

3.1 Kiến trúc độc đáo của Đình Nguyễn Trung Trực

Đình Nguyễn Trung Trực được xây theo lối kiến trúc phương Đông với hình chữ “Tam”. Trong đình bao gồm 3 khu vực là chánh điện, đông lan, tây lang được trang trí một cách tỉ mỉ, cầu kỳ. Cổng đình được thiết kế theo lối kiến trúc tam quan (ba cửa), mang màu sắc cổ kính cùng mái ngói hai tầng được trang trí theo hình “lưỡng long tranh châu”.

Điểm ấn tượng của kiến trúc đình chính là bức tượng ông Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng này được an trí tại khu “chợ nhà lồng” Rạch Giá. Sau này, tượng được sơn lại màu nâu đỏ và di dời về đây.

Chánh điện của đình được thiết kế với mái ngói cong bốn góc cùng nhiều đường viền trang trí hoa văn rộng và hoạ tiết thiên nhiên, cây cỏ. Phía trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn mang phong thái uy nghiêm, ấn tượng.

Phần cột và kèo của chánh điện đều được làm bằng bê tông. Trong chánh điện có tất cả mười cột. Mỗi cột trụ đều có chân hình bát giác vô cùng vững chãi. Trong chánh điện của đình có những bàn thờ phụng các vị như Đức Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky… và đặc biệt là ông Nguyễn Trung Trực.

Hiện nay, trước cửa chánh điện còn có lăng mộ của ông Nguyễn Trung Trực. Trong khuôn viên còn được đặt một hòn non bộ bên gốc đa cổ thụ lúc nào cũng tỏa bóng mát sum suê. Tất cả mảng xanh ấy như một nét điểm xuyết nhẹ nhàng cho không gian đình thờ thêm phần dịu mát.

Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

Trong khuôn viên đình có tượng ông Nguyễn Trung Trực màu nâu đỏ vô cùng uy nghiêm

Tìm hiểu thêm: Bãi Gốc Phú Yên – Viên ngọc thô giữa biển khơi mênh mông ở xứ hoa vàng cỏ xanh

Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

Lăng mộ ông Nguyễn Trung trực được đặt trong sân đình với không gian thờ phượng tao nhã. Ảnh: saigonstartravel.com

3.2 Lễ hội Đình Nguyễn Trung Trực

Lễ hội Đình Nguyễn Trung Trực là nét văn hóa đặc sắc được người dân Rạch Giá lưu truyền lâu đời. Hàng năm, cứ vào tháng 8 Âm lịch, người dân khắp nơi sẽ tề tựu lại đền thờ để tổ chức lễ hội này. Lễ hội này thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn vị anh hùng dân tộc đã gắn liền với lịch sử phát triển địa phương này. Lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa dân gian với những đặc trưng sông nước của thành phố ven biển.

Tìm về Đình Nguyễn Trung Trực, không gian văn hóa tại Kiên Giang

>>>>>Xem thêm: Mando Homestay, thiên đường nghỉ dưỡng giữa mây trời Tà Xùa

Hàng năm, Lễ hội Nguyễn Trung Trực được diễn ra tại đình để tưởng nhớ về vị anh hùng này

Kết luận

Đình Nguyễn Trung Trực là công trình thể hiện sự biết ơn của bà con Rạch Giá đối với vị anh hùng lịch sử đã hy sinh trong thời kháng chiến chống Pháp. Đây là điểm đến văn hóa bạn nên lưu ngay vào cẩm nang du lịch để có dịp khám phá khi đến Kiên Giang vào những ngày tháng Tám. Ngoài ra, nếu muốn khám phá thêm về các điểm tham quan, lịch trình gợi ý tại Kiên Giang, bạn có thể truy cập vào Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *