Top 5 lễ hội Ninh Thuận được Blogdulich.edu.vn tổng hợp là những lễ hội lớn nhất của người dân tại đây, mang giá trị văn hóa, lịch sử và bản sắc riêng của từng dân tộc. Vì thế nếu có dịp du lịch Ninh Thuận, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những lễ hội này để hiểu hơn về giá trị văn hóa truyền thống nhé.
1 Lễ hội Kate
1.1 Thông tin tổ chức lễ hội Ninh Thuận Kate
Lễ hội Kate là lễ hội Ninh Thuận truyền thống của cộng đồng người Chăm sinh sống ở khu vực Nam Trung Bộ. Hằng năm lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày 1/7 Chăm lịch, khoảng vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm, kéo dài trong khoảng 3 ngày, với rất nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc.
Lễ hội Kate là một trong những lễ hội Ninh Thuận quy mô nhất
1.2 Các nghi thức trong lễ hội Kate
Theo truyền thuyết từ xa xưa, trong gia đình Champa thì người Chăm sẽ là chị cả còn người Raglai là em út. Theo tục lệ của gia đình mẫu hệ thì em gái út sẽ là người cất giữ và bảo quản đồ gia bảo của tổ tiên vì vậy những bộ y phục của các vị thần người Chăm sẽ do người Raglai cất giữ.
Cho nên ngày đầu tiên trong Lễ hội Kate Ninh Thuận sẽ là ngày mà người Raglai tổ chức lễ rước y phục của các vị thần về với làng của người Chăm, đưa đến điện thờ để làm lễ cúng tế. Buổi lễ đón y phục này được người Chăm thực hiện trong không khí rất trang trọng, thể hiện lòng thành kính của họ đến các vị thần.
Người dân đang cùng nhau dâng lễ lên các vị thần
Ngày thứ hai là ngày chính hội, cũng là phần đặc sắc nhất của lễ hội Ninh Thuận này. Người Chăm sẽ cùng nhau rước y phục của từng vị thần đưa lên đền tháp của vị thần đó, sau đó thực hiện nghi thức tắm rửa cho tượng thần, mặc y phục và thực hiện các nghi lễ trang trọng khác theo tín người của người Chăm.
Tuy nhiên ngày này vì số lượng đền tháp cổ đã hư hại, sụt lún sau hàng thế kỉ, vì vậy những người Chăm tại các địa phương và vùng lân cận không có đền tháp cũng sẽ tìm về khu vực có đền tháp, mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, sắm sửa lễ vật để dâng lên các vị thần để cầu mong điều may mắn, bình an.
Những nghi lễ được tổ chức tại các đền tháp
Ngày thứ ba trong lễ hội Kate là phần lễ tổ chức tại các làng hoặc quy mô nhỏ hơn là các gia đình. Tất cả thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cầu khấn tổ tiên, mong thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hiện nay, lễ hội Kate là một trong những lễ hội Ninh Thuận nhận được nhiều sự chú ý nhất, không chỉ còn đơn thuần là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm mà được khai thác như một hoạt động thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên có nhiều người lầm tưởng Lễ hội Kate là tết của người Chăm – có ý nghĩa tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Kì thực, tết truyền thống của cộng đồng người này thì phải là Lễ Rija Nưgar, tổ chức vào ngày đầu tháng 1 Chăm lịch, khoảng đầu tháng 4 dương lịch. Đây mới là lễ hội mang ý nghĩa tống khứ những điều xui xẻo của năm cũ để đón những điều tốt lành cho năm mới, đồng thời còn tổ chức lễ cầu mưa để chuẩn bị cho mùa vụ canh tác.
2 Lễ Puis – Một trong những lễ hội Ninh Thuận đặc sắc nhất
Lễ Puis có nhiều nét tương đồng với lễ hội Nữ thần Pô Inư Nưgar, đều bao gồm các lễ nghi để trả lễ và thết đãi thần linh vì đã phù hộ để họ có mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi. Thông thường, lễ hội Ninh Thuận này sẽ được tổ chức định kỳ 1 năm, 2 năm hoặc 7 năm một lần, tùy thuộc vào năm đó có được mùa, con cháu có tề tựu đông đủ hay không.
Lễ Puis thường được tổ chức trong tộc họ thuộc các thôn làng có tục lệ thờ tháp Po Rame như Hậu sanh, Vĩnh Thuận, Mỹ Nghiệp, Vụ Bổn, Hiếu Thiện. Còn với các tộc họ thờ cúng tháp Po Klaung Garai thì sẽ làm lễ cúng Payak. Tục lễ này không rõ có từ bao giờ, nhưng được tổ tiên truyền lại nên đến tận ngày nay người Chăm vẫn duy trì và đảm bảo thực hiện đúng với những nghi lễ truyền thống.
3 Lễ Payak
Lễ Payak là lễ hội Ninh Thuận được tổ chức bởi các làng Chăm thờ tháp Po Klaung Garai bao gồm: Phước Đồng, Chất Thường, Hiếu Lễ, Hoài Trung (thuộc Ninh Phước – Ninh Thuận) v.v. Các nghi thức trong lễ Payak cũng tương tự như lễ Puis, có điểm khác là sẽ do thầy Kadhar và bà bóng cùng nhau thực hiện.
Các lễ hội Ninh Thuận thu hút rất đông đảo khách du lịch tham gia
Lễ hội Payak sẽ bao gồm nghi thức thầy Kadhar kéo đàn Rabap để hát mời vị thần Siva trở về. Còn bà bóng thì sẽ thực hiện nghi lễ “thả ba hạt gạo trôi vào trong lọ nước”, rồi sau đó đợi cho đến khi 3 hạt gạo trôi gần lại với nhau thì sẽ dùng lá trầu vớt ra. Đây được coi là điềm báo các tộc họ sẽ làm ăn thịnh vượng, gia đình đầm ấm, sum họp và quây quần bên nhau.
4 Lễ hội Ramưwan
Lễ hội Ramưwan được tổ chức vào các ngày 29/4, 30/4 và 1/5 theo Chăm lịch. Lúc này cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận sẽ thực hiện các nghi lễ đón tết, có nhiều nét tương đồng với ngày tết Katê của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà la môn. Để mở đầu lễ hội Ninh Thuận này sẽ là lễ tảo mộ với tất cả các tộc họ thuộc các làng Chăm Bàni và Islam cùng nhau thực hiện. Các gia đình sẽ cùng nhau sum họp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, sau đó đi tảo mộ và thực hiện chay niệm tại các thánh đường Hồi giáo. Về ý nghĩa, lễ hội Ramưwan hướng con cháu nhớ về tổ tiên, cội nguồn, giáo dục về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều hơn là về tín ngưỡng và tôn giáo.
Người dân đang cùng nhau làm lễ Ramưwan
5 Lễ hội cầu Ngư – múa siêu
Cuối cùng trong danh sách lễ hội Ninh Thuận sẽ là lễ hội Cầu Ngư. Khác với các lễ hội truyền thống của cộng đồng người Chăm kể trên, lễ hội Cầu Ngư phổ biến với hầu hết các địa phương sinh sống giáp biển tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Thế nhưng mỗi địa phương sẽ có những nét riêng trong phong tục, nghi lễ cũng như thời điểm tổ chức lễ hội. Đối với người dân tại Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thì lễ hội Cầu Ngư sẽ được tổ chức khoảng ba năm một lần vào các ngày 20 và 23/5 âm lịch, có nhiều nét tương đồng với Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức tại Lăng Ông với sự tham gia của đông đảo ngư dân.
Lễ hội Cầu Ngư vừa mang ý nghĩa mong cầu mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi đánh bắt được thuận lợi, bình an, vừa để bày tỏ lòng tri ân của con người với biển cả, đã cho chúng ta nguồn sống ấm no. Lễ hội này hướng đến thờ Cá Ông, theo quan niệm của người dân chính là vị thần của biển cả, sẽ che chở và bảo vệ ngư dân bình an trở về sau mỗi chuyến đánh bắt.
Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức tại các làng chài ven biển
Lễ hội Cầu ngư vừa mang đậm giá trị tín ngưỡng vừa mang đậm giá trị văn hóa, vì thế sau khi kết thúc các nghi lễ sẽ là những tiết mục nghệ thuật đặc sắc như hát tuồng, hát bả trạo, múa lân sư rồng v.v. Phần đặc biệt nhất trong lễ hội Cầu Ngư tại Đông Hải đó là phần múa siêu. Tiết mục biểu diễn bài võ Siêu Đao tuyệt kỹ sẽ được thực hiện trong gần hai giờ với những động tác cực kỳ đẹp mắt và ấn tượng. Vì thế đây chính là cơ hội để chúng ta bảo tồn văn hóa dân tộc, mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo ấy đến với thế hệ trẻ, với du khách nước ngoài.
Trên đây là danh sách những lễ hội Ninh Thuận đặc sắc mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội trải nghiệm tất cả những lễ hội này để hiểu hơn về văn hóa của nơi đây nhé.