Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

‘Vắng như chùa Bà Đanh’, câu nói truyền miệng qua bao đời có phải bạn từng nghe? Hôm nay, cùng Blogdulich.edu.vn khám phá ngôi chùa với câu ngạn ngữ dân gian ngộ nghĩnh này nhé.

 Chùa Bà Đanh ở đâu?

Địa chỉ: thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 06:00 – 18:00

Giá vé vào cổng (cập nhật tháng 7.2023): 30.000 VND/ người

Chùa Bà Đanh, tên chữ là Bảo Sơn Tự, từ lâu là ngôi chùa gắn liền với câu ngạn ngữ dân gian độc đáo: vắng như chùa Bà Đanh. Chính điều này khiến nhiều người thắc mắc, vì sao những ngôi chùa luôn tấp nập khung cảnh người người ra vào thắp hương bái phỏng, thì nơi đây lại vắng đến thế. Vậy, hãy để Blogdulich.edu.vn bật mí những câu chuyện thú vị xoay quanh chùa Bà Đanh cho bạn nhé.

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Chùa Bà Đanh, tên chữ là Bảo Sơn Tự, từ lâu là ngôi chùa gắn liền với câu ngạn ngữ dân gian độc đáo: vắng như chùa Bà Đanh

 Hướng dẫn di chuyển đến chùa Bà Đanh

Cách Hà Nội khoảng chừng 60km, vì vậy, để có thể đến được chùa Bà Đanh, xe máy, xe khách và xe ô tô là ba phương tiện phổ biến được nhiều người lựa chọn. Đường đi đến chùa Bà Đanh tương đối dễ, vì thế cả những bạn đến đây lần đầu cũng có thể tự tin xuất phát, chỉ cần theo lộ trình Blogdulich.edu.vn gợi ý ngay trong bài: Quốc lộ 1 – Phủ Lý – cầu Hồng Phú – Quốc lộ 21 – cầu treo Cấm Sơn – chùa Bà Đanh. Bạn có thể lưu ngay vào cẩm nang du lịch phòng khi cần thiết nha.

Chùa Bà Đanh thờ ai và những truyền thuyết xoay quanh

3.1 Chùa Bà Đanh thờ ai, được xây vào năm bao nhiêu?

Ngôi cổ tự này đã xuất hiện tại đất Hà Nam từ rất lâu. Chùa được xây dựng vào những năm thuộc thế kỷ VII với diện tích tương đối khiêm tốn. Đến triều vua Lê Thánh Tông, chùa Bà Đanh đã trải qua cuộc đại trùng tu, vì vậy sở hữu quy mô khang trang, rộng rãi và giữ nguyên đến tận ngày nay.

Tương tự những ngôi chùa khác tại đất Bắc, chùa Bà Đanh là nơi thờ bà Man Nương, tức Đại Thánh Pháp Vũ, người có khả năng làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngoài ra, tại khu vực điện thờ của chùa cũng thờ đầy đủ các vị Phật, Bồ Tát như Thích Ca, Quán Âm, nét đặc trưng tiêu biểu tại chốn tu tập thuộc phái Đại Thừa.

Vì vậy, bên cạnh những vị Phật, trong chùa Bà Đanh còn trưng bày trang nghiêm những bức tượng của người gắn liền với Đạo giáo, bao gồm Thái Thượng Lão Quân, Nam Cực Bắc Đẩu cùng các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ theo tín ngưỡng dân gian.

Chùa Bà Đanh là cái tên truyền miệng qua bao thế hệ người dân xã Ngọc Sơn, và trở nên phổ biến hệt ngày nay. Tương truyền, vì bà Man Nương giúp dân có được cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, họ đã tôn sùng bà, dùng tên bà để đặt cho chùa, tức chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như ngày nay.

Đặc biệt, chùa Bà Đanh còn là nơi gắn liền với những năm tháng khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1950, chùa Bà Đanh trở thành ‘căn cứ địa’ của cách mạng, là nơi tập luyện của quân du kích, cũng như là chốn trú ẩn của các cán bộ nòng cốt, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng.

Năm 2004, chùa Bà Đanh chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Và tới năm 2007, chùa đã trải qua một lần tôn tạo và nâng cấp, trở thành điểm tham quan thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

chùa Bà Đanh là nơi thờ bà Man Nương, tức Đại Thánh Pháp Vũ, người có khả năng làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt

3.2 Những truyền thuyết xoay quanh chùa Bà Đanh

Ngạn ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’ cũng xuất phát từ ngôi cổ tự nay. Người dân địa phương tin rằng, chùa Bà Đanh rất linh thiêng. Nếu có người vô ý hoặc cố tình đến đây nói những lời không hay hoặc có thái độ không đúng mực thì sẽ gặp trừng phạt nặng nề. Dần dà, vì để tránh tai họa vạ miệng nên họ cũng ít lui tới hẳn. 

Tuy nhiên, lý do lý giải đơn giản hơn chính là chùa Bà Đanh ngự tại vùng hoang vu hẻo lảnh, chung quanh là rừng rậm và sông lớn, lại thường xuyên có thú dữ xuất hiện nên họ lo sợ chẳng dám đến gần. Vào những ngày tuần hoặc ngày lễ, người dân phải đốt đuốc đuổi thú hoang, sau đó mới dám đến chùa Bà Đanh thắp hương, dâng lễ. Vì vậy, câu ngạn ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’ cũng được họ truyền miệng nhau và còn tồn tại đến tận ngày nay.

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Chùa Bà Đanh ngự tại vùng hoang vu hẻo lảnh, chung quanh là rừng rậm và sông lớn, lại có thú dữ xuất hiện nên người dân chẳng dám đến gần

Lễ hội chùa Bà Đanh

Đều đặn hằng năm, vào tháng Hai âm lịch, rơi vào khoảng từ ngày 9 đến 11, 15 đến 17 hoặc 20 đến 22 thì nơi chùa Bà Đanh lại tổ chức lễ hội bà, thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. 

Theo truyền thống, lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn, cũng như tôn vinh công đức của Bà cùng các vị thần trong Tứ Pháp, người đã phù hộ bình an, cho họ có được mùa màng bội thu. Đây đồng thời là dịp để người dân dâng lời cầu nguyện đầu năm, mong có một năm mới thuận buồm xuôi gió, mùa vụ tốt tươi.

Tùy vào thời tiết và thời vụ của người dân, chùa sẽ chọn một ngày đẹp, sau đó thông báo rộng rãi để mọi người cùng về trẩy hội. Trong ngày này, sẽ có một nhóm người mặc đồ truyền thống, cờ phướn bay rợp trời. Họ cùng nhau kiệu đức Bà về sân chùa làm lễ, sau đó cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian đầy màu sắc và chúc nhau một năm mới thuận buồm xuôi gió.

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn, cũng như tôn vinh công đức của Bà cùng các vị thần trong Tứ Pháp

Kiến trúc chùa Bà Đanh có gì đặc biệt?

Chùa Bà Đanh trải dài trên một mảnh đất rộng 10ha, nằm trên một ốc đảo tách biệt với cổng hướng ra dòng sông Đáy hiền hòa, và phía sau này dãy núi Ngọc sừng sững. Vì nằm sát cạnh bờ sông, thế nên, cổng tam quan của chùa Bà Đanh được xây cao năm bậc, và hai đầu xây bít đốc kiên cố.

Cổng tam quan của chùa Bà Đanh được xây theo kiến trúc ba gian hai tầng, với tầng trên là hai lớp mái ngói lam với lan can gỗ, chấn song con tiện. Đây là tầng được tận dụng làm gác chuông, và ba gian dưới được làm từ gỗ lim chắc chắn.

Ngoài cửa trước là hai cột đồng, trong khi đó, nóc cổng tam quan của chùa Bà Đang được đắp một đôi rồng chầu uy nghi. Hai bên cổng chính là cửa mái với phần đuôi vuốt cong hình bán nguyệt.

Khu vực Trung đường tại chùa Bà Đanh có thiết kế liền kế với Bái Đường, và cũng được bít hai đầu, lợp ngói lam. Trụ, tường được tạo vuông góc, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ lẫn sự kiên cố. Trong khi đó, khu vực Thượng điện được xây bằng gỗ lim với thiết kế ba gian truyền thống. 

Nếu có cơ hội vãn cảnh chùa Bà Đanh, bạn sẽ nhìn thấy tượng Bà ngự trên ngai đen bóng với gương mặt hiền từ, phúc hậu ở chánh điện. Ngoài ra, chùa vẫn còn gìn giữ những cổ vật có giá trị, đặc biệt là chuông đồng ở trước sân, thu hút nhiều người tham quan.

Chùa Bà Đanh tái hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc chạm khắc với chi tiết chạm nổi tinh xảo, bay bổng có hồn. Điểm nhấn phải kể đến hệ thống ‘tứ long chầu mặt nguyệt’ đắp nổi trên nóc mái đường với thân hình uốn lượn, mắt, râu, vuốt, vây đều có hồn.

Khuôn viên chùa Bà Đanh thoáng đãng, lại trồng nhiều cây cổ thụ, có cả đại thụ vươn tán tỏa bóng mát mẻ. Phía trước là dòng sông Đáy hiền hòa lăn tăn sóng gợn, thế nên bầu không khí tại chùa luôn mát mẻ, dễ chịu, tạo cảm giác thư thái, yên bình cho bất kỳ ai ghé đến.

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Cổng tam quan của chùa Bà Đanh được xây theo kiến trúc ba gian hai tầng

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Kiến trúc chùa Bà Đanh tái hiện chân thật vẻ đẹp của làng quê Bắc Bộ 

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Chùa Bà Đanh tái hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc chạm khắc với chi tiết chạm nổi tinh xảo, bay bổng có hồn

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Sân đình khang trang, thoáng đãng

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Chùa Bà Đanh thờ nhiều tượng Phật và các vị trong Tứ Phú theo văn hóa tâm linh Bắc Bộ

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Chuông đồng trong khuôn viên chùa Bà Đanh ngày nay

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Khuôn viên chùa Bà Đanh trồng nhiều cây xanh và cây ăn quả trĩu ca

Vãn cảnh chùa Bà Đanh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ bên bờ sông Đáy

Giếng Ngọc sau khuôn viên chùa Bà Đanh với làn nước trong veo

Những điều cần lưu ý khi vãn cảnh chùa Bà Đanh

– Chùa Bà Đanh là chốn linh thiêng, thế nên bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp

– Không tùy ý đụng chạm, tuyệt đối không lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa nếu không được cho phép

– Không dẫm đạp lên hoa cỏ, hoặc vẽ bậy trên bàn ghế của chùa. Giữ gìn mỹ quan, bỏ rác đúng nơi quy định

– Nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh la hét gây mất trật tự trong khuôn viên chùa

Là ngôi cổ tự tái hiện rõ nét vẻ đẹp của kiến trúc Bắc Bộ xưa, chùa Bà Đanh thu hút nhiều người về đây vãn cảnh, dâng hương. Nếu có dịp du ngoạn vùng đất Hà Nam và muốn kiểm nghiệm liệu chùa Bà Đanh có thật sự vắng như dân gian đồn đại, hãy kể cho Blogdulich.edu.vn trải nghiệm của bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *