Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là ngôi chùa có diện tích lớn nhất Tiền Giang. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh được đông đảo mọi người yêu mến. Trong hành trình du lịch Tiền Giang sắp tới, nếu có ý định tìm đến chốn thanh tịnh để bái Phật, đừng bỏ qua Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác bạn nhé!
Bạn đang đọc: Vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang
1 Định vị chính xác tọa độ của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Địa chỉ: ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 7h đến 17h30
Số điện thoại liên hệ: 0273 3 643 643
Bên cạnh Cần Thơ, Tiền Giang cũng là một trong những điểm đến được mọi người yêu thích ở vùng sông nước miền Tây. Không chỉ sở hữu những miệt vườn trái cây trĩu quả khi vào mùa chín vụ cùng cảnh vật non nước hữu tình, Tiền Giang còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khắp cả nước.
Xem thêm : Kinh Nghiệm du lịch Thái Lan
Nếu như bạn đã từng ấn tượng với lối kiến trúc đặc biệt nơi Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, vậy thì Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác hứa hẹn cũng khiến bạn thương nhớ với cảnh sắc nơi này. Được xây dựng từ năm 2012, đây là một trong những thiền viện có diện tích lớn nhất nước ta, đồng thời là một phần của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khung cảnh ấn tượng nơi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Video: BTV Minh Tiệp
2 Bạn có thể di chuyển đến vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác bằng các loại phương tiện nào?
Tọa lạc tại huyện Tân Phước, thế nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác bằng đa dạng các loại phương tiện, bao gồm xe máy hoặc xe hơi. Theo cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn, xe máy sẽ là “người bạn đồng hành” lý tưởng nhất bởi vì bạn sẽ có thể chủ động hơn về mặt thời gian cũng như dễ dàng dừng lại ngắm cảnh, chụp ảnh bên những cảnh đẹp dọc hai bên đường.
Đừng lo lắng rằng đường đi đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sẽ khó nhằn bạn nhé, bởi Blogdulich.edu.vn sẽ bật mí ngay lộ trình cho bạn. Cùng tham khảo qua lộ trình mà tụi mình gợi ý nhé: Trung tâm tỉnh Tiền Giang – Ngã ba Trung Lương – Quốc lộ 1A. Bạn chạy theo hướng Tây tầm 6km sẽ đến địa phận Long Định. Từ đây, bạn rẽ phải đi thêm tầm 10km là sẽ ra được thị trấn Mỹ Phước. Ở đoạn này, bạn tiếp tục đi thẳng thêm hơn 10km nữa là sẽ đến được Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.
Ngoài ra, trên suốt chặng đường thì bạn cũng có thể nhìn thấy những tấm bảng chỉ dẫn đường vào thiền viện. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể hỏi thăm đường người dân sinh sống gần đó thì họ sẽ rất vui vẻ, niềm nở chỉ cho bạn nữa. Thế nên hãy cứ yên tâm vi vu đến vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác bạn nhé.
3 Những điểm đặc biệt của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
3.1 Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là một trong những thiền viện có diện tích lớn nhất cả nước
Với tổng diện tích 50 ha, bao gồm 30 ha ban đầu và 20 ha sau này được Phật tử hiến tặng, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chính là một trong những thiền viện lớn nhất nước ta. Đây cũng là thiền viện có diện tích lớn nhất Tiền Giang, trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là Phật tử từ khắp mọi nẻo đường đất nước, quy tụ về nơi huyện nghèo Tân Phước.
3.2 Lối kiến trúc đặc biệt nơi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Có một điểm thú vị là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu lối thiết kế có vài điểm tương đồng với Thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đà Lạt mộng mơ. Ngoài ra, để hoàn thành toàn bộ khuôn viên của thiền viện, các vị Phật tử trong chùa đã không kể gian khó mà ngày đêm xây dựng cũng như trồng vô vàn những cây đại thụ trong khắp khuôn viên.
Đặc sản của vùng sông nước miền Tây chính là mùa nước nổi. Vì thế nên chung quanh của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác còn được xây dựng một hệ thống đê bao phía ngoài, vốn để ngăn được nước lũ dâng vào bên trong khuôn viên. Đây cũng là nét khác biệt so với Thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện được chia làm hai khu vực tách biệt hoàn toàn, bao gồm nội viện và ngoại viện. Trong đó, ngoại viện là khu vực với các công trình như Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ với diện tích hơn 47.000m2, một con số quả thật rất ấn tượng. Ngoài ra, điểm nổi bật nhất của khu vực ngoại viện phải kể đến phần Chánh điện với sức chứa lên đến hơn 3.000 người cùng lúc. Đây cũng là lý do giúp cho thiền viện trở thành một trong những điểm hành hương lớn nhất tỉnh, bên cạnh Chùa Linh Thứu Tiền Giang với cảnh sắc cũng yên bình và trang nghiêm không kém.
Bên cạnh đó, ngoại viện còn là nơi đặt pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc hoàn toàn từ đá ngọc và thếp vàng có chiều cao ấn tượng 4,5 mét và kích thước hơn 30 tấn. Đây là bức tượng do đích thân các nghệ nhân người Myanmar chế tác và hiến tặng cho thiền viện.
Phần nội viện lại sở hữu không gian riêng tư và an tĩnh hơn, thích hợp để dùng làm xây dựng các công trình như 4 Tăng đường, 1 Thiền đường cùng 10 Thất chuyên tu, chỉ dành riêng cho các Phật tử sinh sống và học tập, rèn luyện trong thiền viện lui tới.
3.3 Vẻ đẹp cổ kính xen lẫn nét hiện đại tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác khiến bao người thương nhớ
Vốn là nơi tu tập của các Phật tử, chính vì thế nên khuôn viên của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác luôn phảng phất nét đẹp trang nghiêm. Ngoài ra, nơi đây còn gây thương nhớ với khách hành hương do nét đẹp cổ kính xen lẫn với những đường nét hiện đại. Chính vì lý do đó nên Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác đã luôn vinh dự được công nhận là thiền viện có lối kiến trúc độc nhất vô nhị mà chỉ duy nhất vùng sông nước miền Tây trù phú mới có mà thôi.
Tuy nhiên, phần nổi bật nhất trong toàn bộ khuôn viên của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác phải kể đến bốn Thánh Tích, còn gọi là Tứ động tâm, được xây dựng với kích cỡ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu từ Ấn Độ và Nepal, hai quốc gia được coi là cái nôi của Phật giáo.
Bốn thánh tích này bao gồm: vườn Lâm Tì Ni, vốn là nơi Phật đản được sinh ra; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật tu thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi Phật chuyển pháp luân và Câu Thi Na, nơi Phật nhập diệt. Ngoài ra ở đây còn có một khu vực gọi là tháp Đại Giác được xây dựng theo tỉ lệ tương tự bốn Thánh tích, có chiều cao ấn tượng lên đến 31 mét. Trong khi đó, ở khu vực trung tâm của thiền viện được đắp một hòn núi giả cao 25 mét với thế tựa lưng cho khu vực tổ đường và chánh điện.
Không gian rộng rãi ấn tượng của thiền viện khi nhìn từ trên cao
Cổng dẫn vào bên trong thiền viện với dòng chữ “Soi sáng lại chính mình” như lời thức tỉnh mọi người
Bốn cột trụ tại thiền viện được khắc những dòng chữ và chạm trổ hoa văn tinh xảo
Thiền viện sử dụng tông màu vàng nâu đặc trưng. Trong khắp khuôn viên thiền viện được đặt vô số các tượng Phật để mọi người cùng nhau chiêm bái, vãn cảnh
Tìm hiểu thêm: Tham quan điện Hòn Chén xứ Huế – Biểu tượng tâm linh, văn hóa xứ Huế
Tòa tháp lộng lẫy, nguy nga
Tháp chuông lớn tại thiền viện
Phần mái vòm của thiền viện được vót cong theo lối kiến trúc truyền thống thường thấy trong những ngôi chùa tại nước ta
>>>>>Xem thêm: Phiên Chợ tình Mộc Châu đặc sắc mà bạn nhất định không được bỏ lỡ
Khung cảnh yên bình của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác khi hoàng hôn buông xuống. Chung quanh tháp được bao bọc bởi muôn vàn cây xanh tươi tốt cùng một ao nước khiến cho không gian thêm phần thanh tịnh
Tiền Giang quả thật là vùng đất của những địa điểm du lịch tâm linh. Bên cạnh Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác thì tỉnh này vẫn còn đó một ngôi Chùa Bửu Lâm Gò Công cũng được nhiều người biết đến và thường xuyên lui tới. Trong hành trình về với vùng miền Tây sông nước, nếu muốn tìm đến chút bình an bên đức Phật, bạn đừng bỏ qua cơ hội được vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhé.