Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Chùa Tứ Phương Tăng mỗi năm đều thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến hành hương, dâng lễ. Nếu yêu thích khám phá những nét văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng thì đây là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Bình Phước. Cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu ngôi chùa độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Bình Phước đang dần trở thành một điểm sáng mới mẻ đối với các tín đồ đam mê du lịch bởi vô vàn các điểm tham quan hấp dẫn như Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước, Vườn Quốc gia Cát Tiên (Tây Cát Tiên), Thác Voi Bù Đăng, Trảng Cỏ Bù Lạch… Cùng với đó, du lịch tâm linh ở Bình Phước cũng là một trong những loại hình trải nghiệm được đông đảo du khách quan tâm. Một trong số những điểm đến tâm linh nổi tiếng của vùng đất này phải kể đến Chùa Tứ Phương Tăng – ngôi chùa của Phật giáo Nguyên Thuỷ. Với lối kiến trúc độc đáo cùng rất nhiều các lễ hội đặc sắc, Chùa Tứ Phương Tăng xứng đáng là địa điểm mà bạn nên bổ sung vào cẩm nang du lịch của mình.

Giới thiệu đôi nét về Chùa Tứ Phương Tăng Bình Phước

1.1 Chùa Tứ Phương Tăng nằm ở đâu?

Địa chỉ: Ấp Sa Trạch 1, xã Phước An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Chùa Tứ Phương Tăng tọa tại xã ấp Sa Trạch, xã Phước An là ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy thứ hai sau chùa Tam Bảo ở thị xã Bình Long. Tuy nằm khá xa thị xã Bình Long nhưng vì phong cảnh đẹp, yên tĩnh nên chư tăng thích về đây trú ngụ và tu tập. Đồng thời các Phật tử cũng thường xuyên đến đây để sinh hoạt tạo phước cúng dường, thọ bát quan trai giới và quy y Tam bảo.

Chùa Tứ Phương Tăng được thành lập vào năm 1990 với tổng diện tích lên đến 3000m2 và do Đại Đức Phước Tịnh làm trụ trì. Chùa Tứ Phương Tăng thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương mỗi năm bởi khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp và thơ mộng. Khuôn viên bên trong chùa có trồng nhiều cây cảnh quý với tuổi đời lên tới hàng trăm năm tuổi và được cắt tỉa, tạo dáng rất độc đáo.

Cảnh sắc thiên nhiên tại Chùa Tứ Phương Tăng vô cùng hữu tình với rừng cây rậm rạp bao quanh cùng dòng sông uốn khúc tạo nên một bức tranh phong cảnh tràn đầy sức sống, dễ dàng chiếm trọn cảm tình của bất cứ du khách nào dừng chân tại đây. Vị trí của Chùa Tứ Phương Tăng được sơn bao thủy bọc, cách xa trung tâm thị xã Bình Long khoảng 10km, cách trung tâm Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước 25km và cách cửa khẩu Hoa Lư 30km.

Chùa Tứ Phương Tăng là ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thuỷ thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương mỗi năm 

1.2 Nên đến tham quan Chùa Tứ Phương Tăng vào thời gian nào?

Cũng giống như Chùa Sóc Lớn và các địa điểm du lịch tâm linh khác tại Bình Phước, thời gian lý tưởng nhất để đến tham quan và hành hương tại Chùa Tứ Phương Tăng là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo hằng năm. Nếu đến chùa vào thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội được hoà mình vào bầu không khí sôi nổi và náo nhiệt của các lễ hội lớn nơi đây. Bên cạnh đó, bạn có thể đến tham quan Chùa Tứ Phương Tăng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu thấy phù hợp nhé!

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan Chùa Tứ Phương Tăng là vào những ngày lễ truyền thống của Phật giáo

1.3 Một số lưu ý khi tham quan Chùa Tứ Phương Tăng

Tương tự như Chùa Quang Minh và tất cả những ngôi chùa khác, khi đến hành hương tại Chùa Tứ Phương Tăng, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

– Nên mặc những bộ trang phục lịch sự, kín đáo và đi nhẹ, nói khẽ khi tham quan Chùa Tứ Phương Tăng.

– Tuyệt đối tuân thủ các quy định khi hành hương tại chùa.

– Bạn có thể check-in tại khuôn viên của chùa nhưng hãy chú ý là không được chụp ảnh bên trong chánh điện nhé!

Khám phá nét đặc sắc của Chùa Tứ Phương Tăng Bình Phước

2.1 Chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Chùa Tứ Phương Tăng được xây dựng bao gồm bốn khu vực chính. Đầu tiên là chánh điện với kiến trúc cổ lầu và mái chùa. Thứ hai là liêu cốc trụ trì có  tổng diện tích lên tới 17m2 bao gồm cả tầng lầu. Kế đến là tăng xá được xây dựng từ năm 2007 với tổng diện tích 140m2 và kinh phí đầu tư lên đến 300 triệu đồng. Cuối cùng là công trình Phật cảnh gồm có Phật ban phước và Phật chuyển pháp luân.

Không gian trang nghiêm, an tĩnh, thanh bình của Chùa Tứ Phương Tăng kết hợp cùng các hoa văn, họa tiết Phật giáo cực kỳ hài hoà và đồng điệu nên rất dễ thích nghi với tầm mắt người nhìn. Những dãy liêu cốc của tăng xá được xây dựng đúng theo quy cách trong luật tạng Pali là một khi liêu cốc hoàn thành thì thiện nam, tín nữ sẽ dâng cúng cho chư tăng và diện tích mỗi phòng phải đúng kích thước theo quy định. 

Khi viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, trước hết bạn nên đi qua cổng tam quan để chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc độc đáo, sau đó là đến chánh điện thờ có đặt pho tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa được xây dựng với lối kiến trúc sang trọng và vô cùng tinh xảo, là nơi sinh hoạt, tổ chức những lễ hội lớn của người dân địa phương và chúng Phật tử tại Bình Phước. Đây cũng là chốn thanh tịnh giúp làm dịu và thư thái tâm hồn của khách hành hương. 

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Một góc kiến trúc độc đáo của Chùa Tứ Phương Tăng

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Tượng Phật trang nghiêm trong khuôn viên chùa

Tìm hiểu thêm: Tận hưởng du lịch Cao Bằng 30/4, 01/5 với thiên nhiên hữu tình

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Bên trong chánh điện đặt pho tượng của Phật Thích Ca rất uy nghi và tráng lệ 

2.2 Trải nghiệm các lễ hội truyền thống tại Chùa Tứ Phương Tăng

Chùa Tứ Phương Tăng nằm khá xa trung tâm của tỉnh Bình Phước và thị xã Bình Long nên mọi người vẫn nhầm tưởng rằng chùa sẽ có ít Phật tử và cũng ít tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, tại Chùa Tứ Phương Tăng hằng năm vẫn đều đặn diễn ra những ngày lễ lớn và có lượng khách hành hương đến tham dự cực kỳ đông đúc. Đặc biệt, những lễ hội như Vu Lan, dâng y Kaṭhina hay giỗ tổ có số lượng tham dự lên đến cả ngàn người. Những ngày lễ lớn trong năm tại chùa gồm có:

– Ngày 13 tháng Giêng: Lễ cầu quốc thái dân an, cầu lộc đầu năm cho Phật tử.

– Ngày 13 tháng 4 âm lịch: Đại lễ Tam hợp gồm Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn.

– Ngày 6 tháng 7 âm lịch: Đại lễ Vu Lan – mùa báo hiếu.

– Ngày 6 tháng 10 âm lịch: Đại lễ Dâng y Kaṭhina.

– Ngày 22 tháng 11 âm lịch: Lễ giỗ tổ khai sơn tạo tự.

– Ngày 14 và 30 âm lịch hằng tháng: Lễ sám hối.

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

Ngày 6 tháng 10 âm lịch hằng năm là thời gian tổ chức đại lễ Dâng y Kathina

Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách đi Pleiku từ Hải Phòng thuận tiện nhất

Bạn hãy lưu ý tuân thủ các quy định khi tham quan Chùa Tứ Phương Tăng nhé

Chùa Tứ Phương Tăng là một trong những địa điểm sinh hoạt văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng đặc sắc của người dân địa phương huyện Hớn Quản. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến tâm linh hấp dẫn với nhiều trải nghiệm độc đáo và thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá vùng đất du lịch Bình Phước. Blogdulich.edu.vn hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp chuyến đi tham quan Chùa Tứ Phương Tăng thêm trọn vẹn và ý nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *