Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang vẫn giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang luôn cố gắng trong việc gìn giữ làng nghề truyền thống này. Nếu bạn có dịp du lịch An Giang thì có thể ghé thăm nơi này để ủng hộ cho tinh thần tuyệt vời này của họ. Cùng theo chân Blogdulich.edu.vn tìm hiểu thêm về nơi tạo ra những chiếc lò đất mộc mạc nhé!

Thời buổi hiện đại nên đa số các hộ ưa chuộng sử dụng bếp điện hơn lò đất, nhưng bà con xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang vẫn kiên tâm gắn bó với nghề cho đến ngày hôm nay. Đó cũng là cách để “giữ lửa” nghề thủ công và duy trì nét đẹp văn hóa vốn có của người dân xứ An Giang.

Thông tin về xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang

1.1 Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang ở đâu?

Địa chỉ: Tỉnh lộ 953 hướng Phú Tân – Tân Châu.

Xóm làm lò cà ràng hình thành đến nay gần nửa thế kỷ và nằm tại vị trí đắc địa giữa hai con sông Tiền và Hậu. Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang bắt đầu phát triển mạnh nhất vào những năm đầu thống nhất đất nước. Tuy không có tuổi đời lâu bằng làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh nhưng loại hình công việc này cũng đã góp phần không nhỏ trong nền kinh tế của người dân lúc bấy giờ. Ngày nay, khi xã hội phát triển và mức sống cao hơn, người ta dễ dàng quên đi những món đồ mộc mạc như lò đất. Mà thay vào đó chính là những dụng cụ làm bếp hiện đại như bếp gas, điện từ,… Cũng vì thế mà đời sống người thợ cà ràng cũng có nhiều chuyển biến thăng trầm, tình hình chung của xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang có hướng đi xuống, nguồn thu ngày một ít hơn trước. Chính quyền địa phương cũng nhận thấy tình hình không mấy khả quan khi hiện chỉ còn có vỏn vẹn trên dưới 500 hộ theo nghề nên có ban hành chính sách hỗ trợ.

Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang vẫn giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang hiện nay vẫn còn khoảng 50 hộ dân theo đuổi ngành nghề này

1.2 Nguồn gốc về xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang

Các nhà khảo cổ hiện vẫn chưa tìm ra được chính xác những tư liệu có liên quan về lịch sử hình thành của ngành nghề làm cà ràng nơi đây. Nhưng họ suy đoán rằng có thể bà con địa phương Phú Tân học nghề từ người dân tộc Khmer tại vùng Tri Tôn, dẫn đến sự hình thành xóm nghề.

Điều gì tạo nên tác phẩm tuyệt diệu của xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang?

2.1 Nguyên liệu đơn sơ nhưng không kém phần đặc biệt

Nhìn vào vẻ ngoài màu xám nâu thì các bạn cũng đoán được nguyên liệu chính của nó là đất. Loại đất làm cà ràng được mua tại Kiên Giang vì nó có độ xốp dẻo nhất định hỗ trợ cho quá trình làm và thành phẩm cũng sẽ đẹp mắt hơn. Mỗi thợ ở xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang đều có bí quyết riêng về tỷ lệ pha trộn giữa đất, trấu, cát, tro,… để tạo ra chiếc lò mang dáng vẻ và chất lượng riêng biệt. Thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau nhưng thật ra lò cà ràng có đa dạng chủng loại và nó được phân theo nhiều tiêu chí. Theo kích cỡ thì có lò thượng, lò trung, lò hạ. Còn về tên gọi thì có thể liệt kê: Lò kiểu, lò mọi, lò ống khói, lò than,… Tùy vào từng loại, nghệ nhân phải áp dụng những cách làm khác nhau để phù hợp với cấu trúc của nó.

Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang vẫn giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Nghệ nhân cần mẫn để tạo ra những thành phẩm chất lượng

2.2 Tay nghề khéo léo của nghệ nhân

Cũng giống như quy trình thực hiện của làng nghề đan đát Mỹ An, tất cả các công đoạn đều phải được làm từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, kèm theo đó là sự tỉ mỉ, yêu thích và đặt hết tâm sức của mình vào từng sản phẩm. Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang phải trải qua nhiều công đoạn thì mới có thể tạo thành một chiếc lò đạt chuẩn. Đầu tiên, họ trộn đất rồi đập mạnh để tạo ra từng mảng. Sau đó, rải tro khuôn, đắp manh, nắn khuôn, vô vĩ, đạo gọt, làm mâm… một cách cẩn thận. Tiếp đến, cà ràng vừa làm xong phải được mang đi phơi dưới nắng từ 3 – 4 ngày để giữ hình dáng được cứng cáp và đạt chuẩn. Trong giai đoạn này, người dân sợ nhất là gặp lúc trời mưa kéo dài khiến bao nhiêu công sức trước đó đổ sông đổ biển vì sản phẩm có thể bị hư hỏng nếu bị nước thấm. Nhưng đó vẫn chưa phải phần cực nhất, việc đưa cà ràng vào lò nung, người thợ phải thức thâu đêm suốt sáng để canh và điều chỉnh sao cho luôn trong tình trạng lý tưởng – Lò không bốc lửa, chỉ lên khói. Sau khi nung kéo dài khoảng 15 tiếng, cà ràng chuyển sang màu đỏ thì sản phẩm đã hoàn tất. 

Được biết thêm, người thợ dù lành nghề đến mấy cũng chỉ có thể tạo ra trên dưới 30 chiếc / ngày. Mà mỗi chiếc chỉ có giá dao động khoảng 15.000 – 35.000 VND nên thu nhập lai rai cũng chỉ đủ sống. Điều đáng tiếc là thời buổi hiện nay, không mấy người ưa chuộng loại mặt hàng này nên đầu ra còn nhiều khó khăn. Thương lái mua lò chủ yếu đưa đi các tỉnh xa như: Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng…

Xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang còn khắc họa nên nét đẹp lao động

Nếu bạn khám phá An Giang và đến Phú Thọ vào tờ mờ sáng thì cũng không khó bắt gặp hình ảnh người phụ nữ ở xóm nghề cần mẫn đạp xe chở những chiếc lò cà ràng mang đi bán. Để làm tạo ra những chiếc lò chất lượng và mang sản phẩm ấy đến tay người tiêu dùng thì thật sự là cả một quá trình vất vả của những nghệ nhân làm cà ràng ở Phú Thọ. Nhưng đâu đó vẫn ánh lên hình ảnh đẹp đẽ về sự gắn bó và yêu thích với nghề cha truyền con nối này.

Làng nghề làm cà ràng (xóm lò Phú Thọ) ở Phú Tân, An Giang. Video: Lang Thang An Giang

Nghề làm cà ràng của đồng bào Khmer ở An Giang. Video: Truyền Hình Đồng Tháp

Bạn đã lưu lại những điều mới mẻ mà hôm nay Blogdulich.edu.vn chia sẻ vào cẩm nang du lịch chưa? Nếu chưa thì hãy để chúng mình tổng kết lại nhé! Như bạn có thể thấy dù xóm làm cà ràng Phú Thọ An Giang chính không còn nhộn nhịp nhiều người theo nghề như trước nhưng vẫn còn những nghệ nhân hăng say gắn bó và lưu giữ vẻ đẹp truyền thống của loại hình này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *