Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) đại diện cho tôn giáo và nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở vùng đất Vĩnh Long. Ngôi chùa còn được xem là biểu tượng văn hóa Khmer lâu đời nhất ở đây. Cùng MIA.n đi du lịch Vĩnh Long để khám phá địa điểm hấp dẫn này nhé!
Vĩnh Long là nơi nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng hay những vườn cây ăn trái sai trĩu quả rộng bạt ngàn. Bên cạnh đó, nhiều ngôi chùa sở hữu vẻ đẹp tâm linh, đại diện cho niềm tin Phật giáo của người dân nơi đây được nhiều tín đồ đến tham quan như: Chùa Phù Ly, Chùa Phật Ngọc Xá Lợi… Trong đó, Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) là một trong những biểu tượng tôn giáo và truyền thống đặc sắc của vùng đất Vĩnh Long.
1 Giới thiệu đôi nét về Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala)
1.1 Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) ở đâu?
Vị trí: ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Giờ mở cửa: cả ngày
Chùa Hạnh Phúc Tăng còn được gọi là Chùa Sanghamangala theo tiếng của người Khmer. Ngôi chùa tọa lạc ở vị trí tương đối dễ tìm nên mọi người có thể dễ dàng ghé đến tham quan. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm, Chùa Hạnh Phúc Tăng khiến mọi người thích thú vì có vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo. Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Khmer, nổi tiếng nhất ở vùng đất Vĩnh Long. Chính vì vậy, bất kỳ ai lần đầu đến Vĩnh Long du lịch cũng nên ghé thăm Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) một lần.
Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) cũng được xem là công trình tôn giáo tượng trưng cho nền văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất Vĩnh Long
1.2 Nên đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) vào thời điểm nào?
Cùng với nhiều ngôi chùa Vĩnh Long nổi tiếng khác, Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) luôn hân hạnh chào đón khách thập phương từ khắp nơi đến viếng và tham quan tất cả các ngày trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Vĩnh Long của nhiều bạn mà Blogdulich.edu.vn đã gom góp lại thì tháng 3 là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala). Vào tháng 3, không khí tưng bừng, náo nhiệt lan tỏa khắp tỉnh Vĩnh Long vì diễn ra 3 lễ hội quan trọng, đó là: Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Ok – Om – Bôk và lễ Sen Đôn Ta. Đây cũng chính là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn vừa có thể tham quan Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala), vừa tìm hiểu thêm về tôn giáo, nét đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất Tây Nam Bộ thông qua 3 lễ hội nổi tiếng ở trên.
Không khí tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) vô cùng thanh bình và yên tĩnh
2 Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala)
Vì tỉnh Vĩnh Long chưa có sân bay nên một số bạn ở miền Bắc không thể di chuyển trực tiếp đến đây. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể đi máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh rồi sau đó di chuyển bằng xe máy tự túc hoặc xe khách xuống Vĩnh Long.
Trong số các phương tiện di chuyển đến Vĩnh Long mà Blogdulich.edu.vn được biết, xe khách được mọi người ưu tiên lựa chọn nhiều nhất. Từ Sài Gòn đến Vĩnh Long, các bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng để di chuyển. Giá vé xe khách chỉ dao động từ 100.000 VNĐ/lượt đến 120.000 VNĐ/lượt, do đó nhiều người lựa chọn phương tiện này để thuận lợi hơn trong việc di chuyển.
Theo Blogdulich.edu.vn được biết, đường đi đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) khá đơn giản và dễ đi, bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa điểm bằng Google Maps. Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vĩnh Long khoảng 100km nên bạn có thể dễ dàng đi bằng xe máy. Nếu di chuyển bằng xe máy, các bạn đi Quốc lộ 1A để đến trung tâm thành phố Vĩnh Long. Sau đó, mọi người tiếp tục di chuyển qua phà Băng Tra và Thanh Bình để có thể đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala).
Tượng Phật cao sừng sững được đặt trước chánh điện
3 Khám phá vẻ đẹp của Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala)
3.1 Truyền thuyết ra đời của Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala)
Theo lời kể của các bậc cao nhiên sinh sống tại địa phương thuộc ấp Trung Trạch cho biết, ngày trước, khu vực này là một khu rừng già với nhiều loài thú dữ sinh sống. Chính vì thế, không một ai dám đặt chân đến nơi này. Đến một ngày nọ, có một vị tu sĩ đến khu vực mà ngôi chùa tọa lạc xưa kia để lập am sinh sống và tu hành. Từ đó, ông bắt đầu thuần phục các loại thú dữ và chúng trở nên hiền lành nghe lời hơn. Vị tu sĩ đặt tên cho am là Hạnh Phúc và từ đó cái tên này được tồn tại cho đến tận bây giờ.
Căn cứ vào sử sách, các nhà nghiên cứu cho rằng, Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) đã ra đời từ rất lâu. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, ngôi chùa này có niên đại cao nhất so với các chùa khác của người Khmer đang tọa lạc trên địa phận tỉnh Vĩnh Long.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 632 Dương lịch. Theo lời kể của một số người dân địa phương sinh sống tại đây cho biết, số năm thành lập của ngôi chùa được khắc lại tỉ mỉ trên vách khu vực chánh điện. Trải qua thời gian dài cùng bao biến cố thăng trầm, từ một am nhỏ đơn sơ trở thành một ngôi chùa có kiến trúc đồ sộ sau nhiều lần trùng tu.
Vẻ đẹp của Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) được thể hiện rõ ở sự hài hòa của lối kiến trúc đặc sắc của Ấn Độ và Thái Lan
3.2 Vẻ đẹp kiến trúc đậm chất người Khmer của ngôi chùa
Ngoài Chùa Phù Ly, Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) cũng được xem là công trình tôn giáo tượng trưng cho nền văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất Vĩnh Long. Công trình kiến trúc Khmer cổ xưa ở Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) được thể hiện ở những đường nét hoa văn chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ.
Bên cạnh đó, vẻ đẹp của chùa Hạnh Phúc Tăng còn nằm ở sự hài hòa của lối kiến trúc đặc sắc của Ấn Độ và Thái Lan. Từ bên ngoài đi vào, các bạn sẽ bắt gặp tượng Phật Thích Ca cao 12m với tư thế nghiêm trang. Khu vực chánh điện được xây dựng bằng bê tông và xi măng kiên cố. Ngoài ra, nền được lát gạch sau nhiều lần trùng tu. Nhìn lên mái ngói, bạn sẽ nhận ra ngay vẻ đẹp trong nền văn hóa của người Khmer. Mái lợp ngói ba cấp nên tạo thành độ dốc vô cùng đẹp mắt. Đỉnh nhọn nằm chính giữa nóc chùa được điêu khắc công phu. Từ ngoài đi vào khu vực trung tâm chánh điện, các bạn sẽ bắt gặp nhiều pho tượng Phật lớn như: Phật khất thực, tượng Phật thiền định, tượng Đức Phật cảm thắng Ma Vương…
Ngoài ra, phía sau của khu vực chánh điện dùng để trồng cây sala. Nơi hội họp cũng như tiếp khách của các Phật tử có một bàn thờ Phật quay về hướng Đông và hậu điện xây theo kiểu nhà ngang. Không những thế, căn phòng này còn dùng trong việc tiến hành một số nghi lễ diễn ra tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala).
Không khí tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) vô cùng thanh bình và yên tĩnh. Khuôn viên trong chùa trồng rất nhiều cây xanh. Trong đó các giống cây cổ thụ trăm tuổi như cây sao, cây dầu, cây sala… Chính vì thế, nhiều người đến đây và cảm nhận được sự thoáng mát, không khí trong lành tại ngôi chùa này. Bên cạnh đó, bóng cây xanh mát mẻ đã thu hút hàng ngàn con chim kéo đến làm tổ. Âm thanh vui tai ấy đã khiến người người lần đầu đến đây vô cùng yêu thích nơi này.
Các hạng mục thiết kế kiến trúc tại Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) được thể hiện ở những đường nét hoa văn chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ
Khi đặt chân đến Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala), bạn không những thư giãn với không khí trong lành, yên tĩnh mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa truyền thống đồng bào Khmer. Blogdulich.edu.vn tin rằng, nơi đây chắc chắn là tọa độ du lịch tâm linh thú vị mà chúng ta không nên bỏ lỡ. Các bạn nên note lại vào cuốn sổ tay cẩm nang du lịch của riêng mình và chuẩn bị cho hành trình khám phá Vĩnh Long sắp tới nhé!