Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động thú vị không chỉ bày tỏ lòng thành của người dân đối với bậc tiền nhân mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp di sản văn hóa đồng thời lan tỏa truyền thống yêu nước. Có dịp du lịch Kiên Giang, đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khám phá mà bạn không thể bỏ qua.
Bạn đang đọc: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương thu hút đông đảo tín đồ du lịch
1 Tổng quan về Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Bên cạnh Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng) được biết đến như sự kiện có quy mô rất lớn tại vùng đất rừng vàng biển bạc Kiên Giang. Với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, lễ hội đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con miền Tây cũng như góp phần bảo tồn “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa.
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng) được biết đến như sự kiện văn hóa quy mô lớn hàng đầu tại các tỉnh thành miền Tây sông nước nói chung và vùng đất Kiên Giang nói riêng
2 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Kiên Giang đặc sắc này diễn ra tại Đền thờ Vua Hùng – Công trình duy nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. UNESCO cũng đã công nhận khu đền là một trong những Di tích Lịch sử – Văn hóa nơi đây. Hiện Đền thờ Vua Hùng do chính quyền địa phương coi sóc và gìn giữ. Bởi vì Kiên Giang là một trong 9 địa phương trên cả nước được phép tổ chức Lễ hội Quốc Giỗ Hùng Vương theo nghi thức cấp quốc gia nên đối với người dân miền Tây, đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Sự kiện mang đậm nét đẹp văn hóa tín ngưỡng này diễn ra định kỳ tại Đền thờ Vua Hùng, một trong những nơi được UNESCO công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3 Khám phá Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại tỉnh Kiên Giang
3.1 Phần nghi thức của Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Giống với nhiều sự kiện văn hóa khác, Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương cũng được tổ chức với 2 phần chính. Đó là phần lễ (nghi thức) và hội. Đối với phần nghi thức, người trụ trì sẽ đứng ra thực hiện lễ rước, sau đó dâng vật phẩm của huyện, xã và thị trấn. Màn biểu diễn múa lân, trống hội cùng kèn đồng thiếu nhi sẽ diễn ra vào khoảng thời gian giữa giờ, tiếp nối chương trình là nghi lễ dâng hương và kính viếng. Mục đích của những hình thức lễ nghi này ngoài bày tỏ lòng thành với bậc cha ông còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước lâu đời của bà con miền Tây.
3.2 Phần hội
Sau khi các nghi thức diễn ra xong xuôi, trụ trì sẽ dẫn dắt người dân địa phương cùng tín đồ du lịch đến với phần hội. Đối với phần này, bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú vị như nấu bánh chưng, cắm hoa, chế biến Đặc sản Kiên Giang… Ngoài ra, đây cũng là dịp mà các huyện, xã và thị trấn thi thố với nhau từ những môn thể thao cho đến trò chơi dân gian. Tất cả đều góp phần tạo nên không khí cực kì sôi động và nhộn nhịp.
Tìm hiểu thêm: Thịt lợn cắp nách – Loại thịt rừng nhân tạo được tín đồ ẩm thực săn lùng
Sự kiện văn hóa đặc sắc được tổ chức đều đặn hàng năm này có 2 phần chính đó là phần lễ và hội, mỗi chương trình lại mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú với mục đích khác nhau
>>>>>Xem thêm: Khám phá nét đẹp cầu Cửa Đại, công trình độc đáo của Quảng Nam
Đây cũng là dịp mà các huyện, xã và thị trấn giao lưu, kết nối cũng như thi thố với nhau từ những môn thể thao cho đến trò chơi dân gian nhằm mang về chiến thắng cho địa phương của mình
4 Kết luận
Vậy là Blogdulich.edu.vn vừa giới thiệu đến bạn Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương – Một trong sự kiện góp phần vào việc gìn giữ di tích văn hóa đồng thời thể hiện và giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn đến với mọi thế hệ. Nhanh tay lưu ngay sự kiện văn hóa đặc sắc này vào cẩm nang du lịch của riêng mình để không quên tham gia ngay khi có dịp vi vu khám phá Kiên Giang nói chung và miền đất Tây Nam Bộ nói riêng mọi người nha.