Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

Những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận là một phần rất quan trọng của nền văn hóa đặc sắc tại đây. Các dân tộc cùng nhau chung sống đã tạo nên một môi trường văn hóa giao thoa vô cùng độc đáo. Vì thế nếu có dịp du lịch Ninh Thuận thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu và khám phá những lễ hội này nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

Lễ hội nho và vang Ninh Thuận

Đầu tiên trong danh sách những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lễ hội nho và vang Ninh Thuận. Lễ hội này bắt đầu được tổ chức từ năm 2014 đến nay, vừa để thúc đẩy phát triển du lịch, vừa để tôn vinh cây nho Ninh Thuận, tạo điều kiện để giao thương và giúp người dân mang sản vật của mình đến với nhiều khách hàng hơn.

Lễ hội nho và vang thường được tổ chức trong khoảng 7 ngày với một chuỗi các sự kiện và hoạt động diễn ra tại nhiều điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận như: công viên biển Bình Sơn, Tháp Po Klong Garai, làng nghề dệt Mỹ Nghiệp, cồn cát Mũi Dinh, làng nho ở Thái An – Phước Thuận – Xuân Hải, làng gốm Bàu Trúc, vịnh Vỹ Hy, trang trại nho rượu Mỹ Sơn v.v.

Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

Những tiết mục biểu diễn đầy màu sắc trong khuôn khổ lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận – Nho và vang

Lễ hội nho và vang là một trong những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận được tổ chức với rất nhiều hoạt động góp phần quảng bá hình ảnh quê hương và con người Ninh Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt hơn, lễ hội còn giúp đưa thương hiệu Nho và Vang Ninh Thuận nói chung cùng các sản phẩm được chế biến từ nho đến rộng rãi với người tiêu dùng, từ đó mở ra những cơ hội việc làm cho người dân và phát triển kinh tế cho địa phương.

Lễ Cầu Đảo – Một trong những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận của người Chăm

2.1 Thông tin tổ chức Lễ Cầu Đảo

Thời gian tổ chức: Ngày 18/5 âm lịch, hoặc vào các dịp hạn hán, thiếu nước tưới tiêu và phục vụ mùa màng

Địa điểm tổ chức: Tại tháp Po Inư Nưgar, Poklông Garai và Pôrôme của tỉnh Ninh Thuận

Đối tượng suy tôn: Thần Nông

Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

Lễ Cầu Đảo được tổ chức trong không khí rất trang trọng

2.2 Có gì đặc sắc ở lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận – Lễ Cầu Đảo?

Đặc điểm: Thầy cúng và người dân địa phương lên tháp lễ thần nông để cầu mưa, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ vật dâng cúng tế thần sẽ là con trâu trắng.   

Lễ Cầu Đảo là một trong những lễ chính thuộc hệ thống lễ hội được tổ chức ở các đền tháp Chăm trong tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội sẽ diễn ra ở 3 đền tháp vào tháng 4 Chăm lịch. Lúc này là thời điểm nắng nóng nhất trong năm dẫn đến khô hạn kéo dài, thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu nên người Chăm sẽ tổ chức Lễ Cầu Đảo nhằm để cầu trời ban mưa cho mùa màng được tươi tốt, con người và vật nuôi được khỏe mạnh. Đồng thời, lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận này cũng có ý nghĩa để nhắc nhở, giáo dục người dân siêng năng trong việc đắp đập, nạo vét kênh mương, từ đó mới có thể dẫn nước về đồng ruộng để tưới tiêu cho hoa màu, cho mùa màng bội thu.   

Lễ Cầu Đảo được thực hiện bao gồm các nghi lễ: Lễ tẩy uế, Lễ đốt Thần lửa, Lễ cúng Thần ở đền tháp, Lễ đắp đập ở bờ sông. Trong đó, phần lễ chính là Lễ đốt thần lửa, mang ý nghĩa tượng trưng cho các lễ nghi của cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ thần lửa, thần Mặt trời, thần Nông, thần Thủy lợi… của những cư dân nông nghiệp sinh sống bằng nghề làm lúa nước. 

Lễ hội Kate

Thời gian tổ chức: Ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) 

Địa điểm tổ chức: đền tháp Pô Nagar (thuộc thôn Hữu Đức, huyện Ninh Phước), tháp Pô Klông Garai (thuộc phường Đô Vinh, Tháp Chàm), Đền tháp Po Rome Ninh Thuận (thuộc thôn Hậu Sanh, huyện Ninh Phước)

Đối tượng suy tôn: các vị Nam thần Pô Klông Garai và Pô Rôme

Tìm hiểu thêm: Khám phá chuyên mục Ăn gì khi du lịch Quảng Bình cùng MIA.vn

Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

Những tiết mục ca múa truyền thống được biểu diễn trong lễ hội Kate

Lễ hội Kate là một trong những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận được quan tâm nhất hiện nay. Lễ hội có ý nghĩa rất to lớn về văn hóa, lịch sử và cả tín ngưỡng, cho chúng ta thấy được sức sống mãnh liệt của nền văn lâu đời thuộc về vương quốc Chăm pa cổ xưa. Đến với lễ hội này, bạn không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những đền tháp cổ kính hàng trăm năm tuổi mà còn hiểu thêm về những phong tục tập quán, niềm tin tôn giáo của cộng đồng người Chăm. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những tiết mục ca – múa – nhạc dân gian mang đậm bản sắc của tộc người này nhé.

Khi ghé thăm các làng bản, bạn sẽ thấy không khí tưng bừng, náo nhiệt của người Chăm đang chuẩn bị đón lễ hội Kate. Họ sẽ chuẩn bị vật cúng tế, cùng nhau quét dọn đền thờ, chuẩn bị sân khấu, các tiết mục biểu diễn đặc sắc v.v Công tác chuẩn bị này cũng là dịp để tăng tình đoàn kết cộng đồng, giúp người dân trong làng bản thêm gắn bó với nhau hơn. 

Vào sáng ngày tổ chức lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận Kate, cộng đồng người Chăm sẽ cử ra người đại điện để làm lễ cúng Kate ở Nhà Làng, mong cầu thần phù hộ cho họ sức khoẻ dồi dào, mùa màng tươi tốt, ấm no hạnh phúc v.v. Những nghi lễ này tương tự như người Việt thờ thần Thành Hoàng vậy. 

Lễ hội Ramưwan

Ramưwan là lễ hội lớn nằm trong hệ thống lễ hội truyền thống của cộng đồng người Chăm Bàni. Lễ hội này gồm 3 phần: Lễ tảo mộ, Lễ cúng gia tiên và Lễ chay niệm được thực hiện tại thánh đường. Trong đó Lễ tảo mộ được xem là phần nghi lễ quan trọng nhất.

Lễ hội Ramưwan thể hiện truyền thống hiếu đạo, luôn hướng về tổ tiên của người Chăm. Bên cạnh đó, lễ hội còn để cầu nguyện cho gia đạo bình an, xóm làng thanh tịnh, nhà nhà yên ấm. Không khí đón lễ hội Ramưwan tại các bản làng của đồng bào Chăm theo đạo Bàni luôn rất sôi động, từng con đường làng, từng ngõ xóm đều được trang hoàng rực rỡ. 

Tìm hiểu nét độc đáo của những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận

>>>>>Xem thêm: Có ngôi miếu nổi Gò Vấp bình yên giữa dòng sông Vàm Thuật

Người dân Chăm Bàni cùng nhau thực hiện các nghi lễ thuộc khuôn khổ lễ hội Ramưwan

Để mở đầu lễ hội Ramưwan sẽ là Lễ tảo mộ. Thầy Char là người tẩy uế phần mộ và làm lễ mời tổ tiên về nhà. Sau đó con cháu sẽ cùng nhau mang lễ vật đến nghĩa địa, bắt đầu thực hiện các nghi thức bái lạy để mời tổ tiên về hưởng lễ vật mà con cháu dâng lên. Thông thường Lễ tảo mộ sẽ diễn ra trong 3 ngày, ngày thứ nhất đi tảo mộ ở xa, ngày thứ 2 tảo mộ gần hơn và ngày thứ 3 tảo mộ ở những nơi gần nhất. Theo người Chăm Bàni quan niệm thì đi tảo mộ chính là để mời tổ tiên về nhà ăn Tết nên phải đi từ xa đến gần.

Sau khi hoàn thành nghi lễ tảo mộ, mở đầu lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận Ramưwan thì mỗi nhà sẽ thực hiện lễ cúng gia tiên ngay tại nhà với rất nhiều lễ vật, bao gồm cả đồ mặn và ngọt. Đồng thời tại các thôn làng cũng sẽ tổ chức những hoạt động văn hóa văn nghệ để giao lưu đoàn kết. Sau khi kết thúc phần Lễ và phần Hội thì đồng bào Chăm Bàni sẽ bước vào tháng ăn chay. Dù bận rộn như thế nào mỗi người Chăm đều dành thời gian để đến thánh đường tịnh tâm, tự suy ngẫm về những gì bản thân đã làm trong một năm đã qua, từ đó xóa bỏ tạp niệm để mở ra một năm mới tốt đẹp hơn. 

Lễ hội các làng biển Việt Nam tại Ninh Thuận

Cuối cùng trong danh sách những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận là Lễ hội các làng biển Việt Nam. Lễ hội được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 8/6, là cơ hội để các doanh nghiệp tại Ninh Thuận giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư và xúc tiến hợp tác. Theo từng năm, lễ hội ngày càng được tổ chức với quy mô lớn hơn để tương xứng với sự phát triển của địa phương.

Trên đây là những lễ hội nổi tiếng Ninh Thuận mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Chúc bạn có những trải nghiệm thật đáng nhớ trong hành trình khám phá văn hóa của mảnh đất Nam Trung Bộ này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *