Lễ Nhập hạ Sóc Trăng là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer với ý nghĩa vô cùng to lớn. Du lịch Sóc Trăng là một trong những cơ hội để bạn hòa mình vào không khí vui tươi của lễ hội này. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá chi tiết hơn về Lễ Nhập hạ Sóc Trăng nhé.
1 Câu chuyện về sự ra đời của Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
1.1 Ý nghĩa Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
Có thể thấy, lễ hội của người Khmer được xem là hệ thống di sản mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Ngay cả những ngôi chùa Khmer độc đáo, không chỉ được coi là không gian tâm linh mà còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân địa phương.
Mỗi tập tục, lễ nghi của người Khmer đều gắn liền với truyền thống, giáo lý Phật giáo và được lưu truyền cho đến ngày nay. Bên cạnh lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng, Lễ Nhập hạ Sóc Trăng cũng là một trong những lễ lớn được tổ chức hàng năm với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Lễ hội này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với các sư sãi và đồng bào người Khmer. Trước đây, Lễ Nhập hạ Sóc Trăng chỉ mang tính tự phát nhưng ngày nay nó đã trở thành đặc trưng văn hóa của cả vùng Nam Bộ.
1.2 Tên gọi và mục đích của Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
Theo tiếng Khmer, Lễ Nhập hạ Sóc Trăng còn gọi là lễ Chol Neasa hay Bun Chôl Vô Sa. Lễ hội này vừa tạo thời gian để sư sãi và đồng bào Khmer chuyên tâm học đạo, trau dồi kiến thức vừa tự vấn bản thân trong quá trình tu hành. Lễ Nhập hạ Sóc Trăng còn được dùng để đánh dấu quãng thời gian “vàng” để người dân chuyên tâm lao động, sản xuất và đạt năng suất cao trong mùa vụ.
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
Lễ Nhập hạ Sóc Trăng được tổ chức tại Chùa Dơi – Quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer. Ngôi chùa này tọa lạc ở đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Đến địa điểm này, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát, chiêm ngưỡng những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây.
Lễ Nhập hạ Sóc Trăng của người đồng bào Khmer thường được kéo dài trong vòng 3 tháng từ ngày 15/06 – 15/09 âm lịch. Ngoài việc thắp đèn cầy, các chùa Khmer còn tổ chức đánh trống vào hai buổi sáng, bắt đầu từ 4h – 5h và buổi chiều từ 16h – 17h để giúp mọi người chủ động trong việc sinh hoạt, sản xuất. Sau khi kết thúc lễ hội này, bạn cũng có thể tham gia vào Lễ dâng y Kathina Sóc Trăng.
Lễ Nhập hạ Sóc Trăng được diễn ra sôi nổi, đông đảo người Khmer tham gia
3 Lễ Nhập hạ Sóc Trăng có gì đặc sắc?
3.1 Phần lễ
Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, Phật tử sẽ mang hoa, lễ vật đến chùa làm lễ cầu nguyện. Khi tham gia Lễ Nhập hạ Sóc Trăng, bạn nhất định phải mang theo đèn cầy để thắp liên tục trong ba tháng nhập hạ. Với người dân Khmer, đèn cầy có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó thể hiện ý nguyện cầu mong cho một gia đình yên vui, hạnh phúc, phú quý ở kiếp này cũng như kiếp sau. Ánh sáng của đèn cầy cầu thể hiện cho mong muốn về một tinh thần minh mẫn, sáng suốt để làm ăn suôn sẻ. Nhiều gia đình khá giả thường dâng loại nến to có trọng lượng từ 6kg – 10kg/cây, còn những gia đình có mức sống trung bình thường cúng bằng tiền, hỗ trợ nhà chùa đóng tiền điện trong ba tháng nhập hạ.
Ngày thứ hai, Phật tử sẽ mang cơm, nước, gạo đến chùa để dâng lên Đức Phật, các sư nhằm cầu siêu cho những người quá cố và cầu mong bình an, hạnh phúc trong gia đình. Ở ngày đặc biệt này, Phật tử sẽ tập trung rất đông đúc để nghe tụng kinh, thuyết pháp và lấy lễ vật dâng lên kiệu có trang hoàng hoa lá, khiêng đi xung quanh chánh điện. Sau đó, họ sẽ dâng đèn cầy vào chánh điện và bắt đầu làm Lễ Nhập hạ Sóc Trăng. Trong thời gian này, các sư thầy không được đi khỏi chùa mà phải chuyên tâm học kinh Phật, làm lễ đầy đủ và giữ giới luật, tinh thần thanh tịnh.
3.2 Phần hội
Đến rằm tháng 9 âm lịch, nhà chùa lại làm lễ ra hạ, lúc này mọi người sẽ cùng tham gia vào nghi thức thả đèn nước trên các dòng sông của phum, sóc với nghĩa tưởng nhớ Đức Phật và thể hiện lời xin lỗi nước, đất vì đã làm tổn tại đến chúng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, mọi người còn chạy xe theo đoàn múa trống sadăm của chùa để thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
4 Kinh nghiệm khi tham gia lễ hội
4.1 Du lịch Sóc Trăng bạn cần lưu ý điều gì?
Để có một chuyến du lịch thuận lợi cho việc tham gia vào lễ hội, bạn cần lưu ý những điều bên dưới đây.
– Nhớ mang theo quần áo dài trắng, lịch sự, tối màu trong quá trình tham gia lễ hội ở Sóc Trăng
– Không được tự ý chụp ảnh khi chưa có sự cho phép
– Không được xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa
– Trước khi bắt đầu chuyến đi bạn nên kiểm tra vấn đề thời tiết để mặc trang phục và mang theo các loại đồ dùng cần thiết, tránh các trục trặc ngoài ý muốn
– Bởi vì mùa lễ hội thường rất đông đúc do đó bạn nên đặt phòng khách sạn trước để tránh tình trạng hết phòng vào mùa cao điểm
– Việc mang một đôi giày tốt cũng sẽ giúp cho bạn thuận lợi hơn trong quá trình di chuyển
– Lễ hội này được tổ chức vào cả ban ngày và ban đêm nên bạn hãy mang theo một tuýp kem chống nắng, mũ rộng vành và kính râm để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
– Khi tham gia vào nhiều hoạt động của Lễ Nhập hạ Sóc Trăng bạn sẽ rất dễ bị mất sức và tụt huyết áp. Nếu thấy các triệu chứng liên quan thì bạn hãy nhanh chóng ngậm một viên kẹo ngọt nhé
– Nếu gia đình bạn có mang theo con nhỏ thì hãy luôn để mắt đến bé, chuẩn bị đồ ăn, thức uống và thuốc riêng cần thiết để đảm bảo mọi người đều vui khỏe trong suốt Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
4.2 Kinh nghiệm ăn uống khi tham gia vào Lễ Nhập hạ Sóc Trăng
Dưới đây là những món ăn hấp dẫn mà bạn nhất định phải thử khi du lịch Sóc Trăng:
– Bún nước lèo: Món ăn này là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, thể hiện ở các nguyên liệu đặc trưng của 3 dân tộc. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều quán bán món đặc sản này, tha hồ để bạn thưởng thức
– Bún gỏi dà: Tô bún với những con tôm đỏ au, giá đỗ, thịt ba chỉ, đậu phộng và nước tương xâm xấp trông cực hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai của sợi bún kết hợp với vị ngọt thanh của nước dùng
– Bún vịt nấu tiêu: Khi ăn món ăn này bạn nhớ vắt thêm tí chanh, kèm theo một vài giọt nước mắm ớt tươi. Món ăn này thường bán rất chạy vào mùa đông, khi trời se lạnh. Bạn nên ghé đến đường Nguyễn Văn Cừ, Phạm Ngũ Lão… để được thưởng thức hương vị nguyên bản nhất
– Cháo cá lóc rau đắng: Một tô cháo cá lóc đầy đủ sẽ bao gồm cá lóc, nấm rơm, gừng hành, mắm muối, tương hột và rau đắng. Chỉ cần thưởng thức một vài muỗng cháo nóng hổi kèm theo thịt cá lóc chấm nước mắm thơm phức chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Địa chỉ tham khảo cho món cháo cá lóc rau đắng nằm ở ngã 4 đường Trần Hưng Đạo, Phú Lợi.
5 Hình ảnh đặc sắc về lễ hội
Không gian làm lễ những ngày dịch Covid 19 rất đơn sơ, mộc mạc
Sau dịch, Lễ Nhập hạ Sóc Trăng vẫn được tổ chức như bình thường với sự tham gia của nhiều sư sãi, người đồng bào Khmer
Các tiết mục văn nghệ độc đáo trong phần hội
Nhiều thanh niên trai tráng tha hồ nhảy múa, đấu võ
Trên đây là thông tin tổng hợp về Lễ Nhập hạ Sóc Trăng mà Cẩm nang du lịch muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những điều vừa nêu sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về lễ hội văn hóa đặc sắc này. Blogdulich.edu.vn chúc bạn có một chuyến đi may mắn, thuận lợi và bình an nhé.