Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa là một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của mảnh đất này. Nếu bạn có cơ hội trải nghiệm, nhất định sẽ rất ấn tượng về màu sắc văn hóa riêng biệt được thể hiện qua từng nghi lễ. Hãy cùng Mia.vn tìm hiểu rõ hơn về từng bước chuẩn bị và thực hiện lễ hội này nhé.

Bạn đang đọc: Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

Sự ra đời của lễ hội Nhặn Sồng Sapa

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa là lễ hội truyền thống của người Dao Đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Từ rất nhiều thế kỷ trước, người dân tại đây đã có tập tục chọn ngày tốt của tháng đầu năm để tổ chức lễ Nhặn Sồng. Nghi lễ được thực hiện nhằm cầu xin sự phù hộ của đất trời, thần rừng thần núi, phù hộ cho một năm mới thật nhiều may mắn, sức khỏe, săn bắn trồng trọt đều suôn sẻ. 

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa là nét đặc trưng của mảnh đất này

Tuy nhiên từ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, do sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nạn phá rừng làm nương rẫy ngày càng căng thẳng. Vì thế nên những năm mà rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá rẫy, công việc không được thuận lợi thì người Dao Đỏ mới tổ chức lễ hội Nhặn Sồng.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Nhặn Sồng Sapa

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa sẽ được thực hiện tại khu rừng cấm của làng vào một ngày xuân trong tháng giêng. Mỗi nhà trong bản sẽ cử từ một đến hai người tham gia nghi lễ. Người dự lễ đều chuẩn bị trang phục truyền thống đẹp mắt và màu sắc sặc sỡ, hồ hởi cùng nhau tiến vào khu rừng hay bị phá phách nhất. Địa điểm tự họp của cả bản sẽ là tại nhà của hộ ở gần cánh rừng nhất bởi vì theo quan niệm của người Dao Đỏ, nhà ở gần rừng thì sẽ hay thả dạo gia súc làm tổn hại cánh rừng nhiều nhất.

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa với sự tham gia của tất cả người trong bản

Các bước thực hiện lễ hội Nhặn Sồng Sapa

3.1. Lễ hội Nhặn Sồng Sapa của người dân tộc Dao Đỏ

Sáng ngày tổ chức lễ hội Nhặn Sồng, người dân trong bản sẽ tụ tập lại và mỗi người mang theo nửa lít rượu, 1 bát gạo. Sau đó họ bầu ra một người khỏe mạnh nhất, có hiểu biết về tục lệ, giỏi lý lẽ và đáng tin cậy để trở thành “Chẩu Chiếu” – người trông coi rừng cho năm ấy. Người này sẽ đứng ra làm thủ tục để cúng thần thổ địa “Thổ Tì” là thần cai quản việc làng. “Chẩu Chiếu” sẽ đọc lại những quy tắc truyền thống của làng đã cam kết với thần thổ địa qua các năm.

Sau mỗi quy tắc được “Chẩu Chiếu” đọc lên, các thành viên sẽ thảo luận với nhau để xem có đồng ý hay không, có cần điều chỉnh gì không . Từ đó tổng hợp thành quy ước mới của làng, được chứng kiến bởi thần thổ địa và được xác nhận bởi tất cả các thành viên của làng. Từ đây quy ước sẽ được “thiêng hóa” và mỗi gia đình trong bản đã đồng ý thực hiện và phải đảm bảo thực hiện. 

Kết thúc lễ hội Nhặn Sồng Sapa sẽ là bữa tiệc được tổ chức chung cho tất cả dân làng. Họ sẽ cùng nhau hân hoan vui sướng nâng chén rượu mừng vì một năm mới có thần thổ địa bảo trợ, hy vọng vào những quy ước chung này sẽ mở ra sự suôn sẻ, may mắn, hạn chế tối đa sự phá hoại từ thú hoang, từ trâu từ lợn thả rông.

Tìm hiểu thêm: Bật mí những trải nghiệm du lịch Rio De Janeiro thú vị nhất

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

Các lễ vật để làm lễ hội Nhặn Sồng Sapa

3.2. Lễ hội “Nào Sồng” – phong tục của người Mông tương tự với lễ hội Nhặn Sồng của người Dao Đỏ

Thông thường khi nhắc đến lễ hội Nhặn Sồng, bạn sẽ được nghe thêm về lễ hội Nào Sồng bởi vì hai lễ hội này có rất nhiều nét tương đồng. Người Mông coi đây là dịp lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng cùng nhau đoàn kết cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, công việc suôn sẻ. Lễ hội Nào Sồng phổ biến với người Mông ở Séo Mí Tỷ – Dền Thàng Tả Van và ở Lao Chải – Hầu Thào.

Tương tự với lễ hội Nhặn Sồng Sapa, lễ hội Nào Sồng cũng cúng thần “Thú Tì” để hi vọng được thổ địa bảo vệ an toàn cho người và cả gia súc, không để thú rừng phá hoại đồng ruộng, mùa màng. Đồ cúng sẽ là đôi gà trống mái, một con lợn còn sống và rượu trắng. Lúng thầu là người đại diện cho làng đứng ra thắp hương và cầu khấn thần thổ địa cho mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no. Sau khi khấn vái xong, sẽ mổ gà giết lớn và lấy tiết bôi lên gốc cây hoặc tảng đá coi như giao ước với Thú Tì đã được lập nên. Rồi người làng cùng nhau ăn uống vui vẻ, chơi trò chơi, nhảy mùa mừng một năm mới.

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa – Lễ hội truyền thống lâu đời nhất của mảnh đất mù sương

>>>>>Xem thêm: Tiệm cà phê pha phin 50 tuổi đời tại An Giang với hương vị xưa cũ

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa có thêm các phiên bản ở những dân tộc khác, tuy nhiên đều hướng đến cầu bình an và tránh bị thú hoang quấy phá

Ý nghĩa của lễ hội Nhặn Sồng Sapa

Lễ hội Nhặn Sồng Sapa là lễ hội truyền thống hàng năm được người dân tộc Dao Đỏ tổ chức. Trước lễ hội các gia đình sẽ họp cùng nhau để đưa ra những các ý kiến đóng góp về sản xuất, chăn nuôi, các quy định chung về bảo vệ nguồn nước, mùa màng, chống trộm,… để bản làng cùng nhau phát triển. Đồng thời các gia đình khó khăn hơn cũng sẽ được giúp đỡ để phát triển kinh tế, chăm sóc và chỉ bảo con gái học hành.

Như vậy lễ hội này chính là hiện thân của tinh thần đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, sự che chở của những người cùng bản cùng làng. Người Dao Đỏ sống rất tình cảm, tinh thần bản làng, tinh thần đồng báo rất cao. Vì vậy đến ngày nay lễ hợi Nhặn Sồng Sapa vẫn được duy trì là minh chứng rõ nhất cho đức tính này. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung, sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc chính là sức mạnh làm nên Việt Nam hôm nay.

Tuy không có quá nhiều nghi lễ đặc sắc nhưng lễ hội Nhặn Sồng cũng là một trong những lễ hội rất đáng tham gia khi đến với Sapa. Mia.vn chúc bạn sẽ có những trải nghiệm thật tuyệt vời khi đến với phố núi sương mù thơ mộng này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *