Cứ mỗi dịp xuân về, lễ hội Yên Tử lại được tổ chức với sự tham gia đông đúc của hàng nghìn du khách thập phương. Những nghi lễ tôn nghiêm được thực hiện như lời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, thành tâm với những công lao to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá những nét tâm linh độc đáo cũng như một số hoạt động được diễn ra sôi nổi vào dịp lễ đặc biệt này nhé.
Bạn đang đọc: Lễ hội Yên Tử – Lễ bái nhân mong cầu cho một năm bình an, tốt lành
1 Đôi nét về lễ hội Yên Tử
Du lịch Hạ Long, Quảng Ninh không những mang đến cho bạn những trải nghiệm thiên nhiên tuyệt vời, mà nó còn là “cái nôi” của những lễ hội nổi tiếng linh thiêng. Nào là: Lễ hội Carnaval Hạ Long, lễ hội chùa Bà Vàng… trong số đó không thể không nhắc đến lễ hội Yên Tử – Một trong số những lễ hội truyền thống lâu đời nhất tại Quảng Ninh.
1.1 Nguồn gốc ra đời của lễ hội Yên Tử
Vùng núi Yên Tử tọa lạc ở xã Thượng Yên Công, cách trung tâm thị xã Uông Bí khoảng chừng 14km. Đây là khu di tích di tích gồm các chùa, tháp, am, tượng phật và khung cảnh hùng vĩ của núi rừng. Trước khi có tên gọi là Yên Tử, ngọn núi này còn được biết đến với tên gọi khác là núi Voi bởi hình dạng của nó tựa chú voi khổng lồ, đứng sừng sững giữa núi trời. Vẻ đẹp nơi đây quanh năm được bao phủ bởi mây trắng, thi thoảng che lấp đi những ngôi chùa, các ngọn tháp cao chót vót cũng nép mình bên rừng cây, con suối. Cũng vì thế, mà Yên Tử được các triều đại vua chúa nước ta xếp vào hạng”danh sơn” của cả nước.
Chùa Yên Tử được xem là đất tổ Phật giáo của Việt Nam vào thời Đại Việt. Sau khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng đã đến đây tu hành và khai sinh ra Thiến phái Trúc Lâm, là dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Do đó, vào mỗi dịp đầu xuân hằng năm, chùa Yên tử lại rộn ràng tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh những công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Dòng người đổ về đông đúc để tham gia lễ hội Yên Tử hằng năm
1.2 Thời gian diễn ra lễ hội Yên Tử hằng năm
Lễ hội Yên Tử được diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân, nó bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng ba. Với quan niệm tâm linh và lòng biết ơn sâu sắc, lễ hội đã thu hút hàng nghìn phật tử, con hương và các du khách từ mọi miền về đây tham dự, cầu mong một năm mới an lành và mọi chuyện suôn sẻ.
2 Khám phá những hoạt động độc đáo diễn ra trong lễ hội Yên Tử
2.1 Thời gian chuẩn bị cho ngày khai mạc lễ hội Yên Tử
Trước ngày khai mạc lễ hội, tại chùa Trình – Yên Từ, Hội Phật giáo tỉnh sẽ tổ chức nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử. Các vị sư thầy cùng với nhân dân địa phương sẽ thực hiện dân hương, tụng kinh niệm phật, tế cáo đất trời, kinh phật tổ và các vị sơn thần để cầu mong một mùa lễ hội diễn ra bình an, tốt đẹp. Đây được xem là một nghi lễ mở màn, lời xin phép thần linh để được bắt đầu lễ hội.
2.2 Lễ Khai hội
Lễ khai hội sẽ được bắt đầu diễn ra vào sáng mùng 10 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với những phần lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc. Tại đây, các vị chư tăng hòa thượng sẽ tiến hành thực hiện nghi lễ cầu quốc thái dân an. Tiếp đến, các đại biểu sẽ lần lượt thực hiện đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử.
Để lễ hội thêm phần đặc sắc, những tiết mục văn nghệ quy mô với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài tỉnh sẽ được đan xen, cùng hòa chung không khí đón mùa lễ hội suôn sẻ. Ngoài ra, phần lễ lúc này còn các hoạt động thú vị khác nhau thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm vô cùng đặc sắc.
Lễ khai hội Xuân Yên Tử được tổ chức năm 2019 trang nghiêm
Các nghi lễ được diễn ra trang nghiêm với những vật lễ được chuẩn bị kỹ lưỡng
Tìm hiểu thêm: Trang An Precious Homestay, vườn địa đàng thu nhỏ giữa Ninh Bình
Lễ hội Yên Tử thu hút đông đảo người tham gia từ trai, gái cho đến trẻ, già
2.3 Hoạt động sau phần khai hội
Sau khi kết thúc nghi lễ khai hội, bạn sẽ được tham quan khu Trung tâm lễ hội, thượng sơn lễ Phật, làng hành hương hoặc tham gia các trò chơi dân gian vô cùng ấn tượng như: ném còn, kéo co, chọi gà, giải cờ tướng kỳ vương Yên Tử,… Hay thưởng thức các màn trình diễn độc đáo như: Văn nghệ truyền thống tại khu vực đình làng hành hương Yên Tử, võ thuật cổ truyền, nghệ thuật múa rồng.
Ngoài ra, lúc này sẽ có hàng ngàn người bắt đầu cuộc hành hương lễ phật theo từng dòng, học lần lượt di chuyển đến đỉnh núi Yên Tử – Nơi có ngôi chùa Đồng linh thiêng, cổ kính. Đoạn đường di chuyển lên đây khá gập ghềnh, uốn lượn, rợp bóng mát dưới những bóng cây cổ thụ to lớn và có cả những làn sương khói mờ ảo, cứ ngỡ như đang đi vào cõi Phật.
Những tiết mục đan xen độc đáo tạo nên nét thú vị cho ngày lễ
Dọc đoạn đường chinh phục núi Yên Tử được ước tính có khoảng hơn 11 ngồi chùa và hàng chục am, tháp. Đặc biệt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngọn tháp cao 3 tầng được xây dựng bằng đá có niên đại cổ nhất vào năm 1758, hoặc ghé đến suối Giải Oan tại chùa Giải Oan – Nơi gắn liền với hàng trăm câu chuyện cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước đấy, để tỏ lòng thành với vua Trần Nhân Tông… Sau đó, bạn cũng có thể tham quan Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái… và một số ngôi chùa độc đáo khác.
Ngày nay, việc di chuyển lên núi Yên Tử không còn là vấn đề khó khăn khi bạn được quyền chọn lựa trải nghiệm leo núi hoặc cáp treo. Đối với cáp treo, bạn có thể dễ dàng di chuyển hơn và thời gian cũng được rút ngắn rất nhiều. Tuy nhiên, leo núi vẫn được ưa chuộng hơn hết bởi nó mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm và thách thức thú vị hơn, đặc biệt là vào ngày trẩy hội xuân đầu năm như thế này.
Người người tranh thủ thắp nén nhang cầu chúc bình an, may mắn cho một năm mới
Hành trình leo núi của bạn có thể trải qua trong 3 giờ thách thức, vất vả như là một thử thách đức tin để kiểm chứng lòng thành của bạn đối với đức Phật. Bù đắp lại sự nổ lực đấy là khoảnh khắc bạn được đứng trên đỉnh núi rộng lớn bao la. Trước chùa Đồng linh thiêng đang ẩn hiện trong lớp sương khói mờ ảo, bạn sẽ cảm giác được mãn nguyện như khi được đến với cõi Phật. Từ đỉnh núi, trong không khí phảng phất hơi thở của sự linh thiêng, bạn tha hồ phóng xa tầm mắt để chiêm ngưỡng những cảnh tượng hùng vĩ, tráng lệ của đất trời Hạ Long. Đan xen trong đó là sự tự hào, lâng lâng trong niềm vui chiến thắng, vượt qua thử thách và chinh phục được “bài toán khó” của đấng tâm linh.
3 Một số lưu ý cần thiết khi tham gia lễ hội Yên Tử
Để có được một chuyến du xuân đáng nhớ tại lễ hội Yên Tử, bạn nhất định phải lưu lại ngay một số mẹo cần thiết mà Blogdulich.edu.vn chuẩn bị nhắc đến nhé.
– Trước hết về trang phục, bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự bởi Yên Tử là chốn linh thiêng. Đặc biệt, những bộ trang phục bó sát cơ thể cũng không phù hợp cho lắm, vì có thể nó sẽ không lịch sự ở chốn đông người và hơn hết là rất khó khăn để bạn đi chuyển. Với đoạn đường di chuyển hơn 6km và phải trải qua các bậc thang đá dốc đứng nên bạn đừng quên lựa chọn cho mình một đôi giày thể thao phù hợp nữa nhé.
– Một hành trình dài sẽ rất dễ mệt nên bạn nhớ đem theo nước uống, gậy chống đi bộ và đừng quên mang theo điện thoại để nghỉ ngơi check-in dọc đường vẫn được nhé.
>>>>>Xem thêm: Ao Nang thiên đường biển đảo nhiệt đới ở Krabi Thái Lan
Bạn có thể tham khảo một số trang phục ăn mặc tại đây nhé
Lễ hội Yên Tử không chỉ mang đến cho bạn những trải nghiệm linh thiêng về một nơi gắn liền với lịch sử, mà còn là những khoảnh khắc tuyệt vời được mãn nhãn với thiên nhiên, được tham quan và tận hưởng những hoạt động mang đậm nét đẹp truyền thống lẫn thách thức. Cùng về Hạ Long để tận hưởng những ngày đầu năm thật yên bình nhé.