Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết được biết đến với nguồn gốc lâu đời cùng thời gian tổ chức hai năm một lần. Đây là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng nhiệt thành với công tác bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian truyền thống.

Bạn đang đọc: Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết

Thời điểm người Hoa đến Bình Thuận là vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII, xuất phát từ nhiều địa phương tại Trung Quốc nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực ven biển Hoa Nam như Quảng Đông và Phúc Kiến. Quá trình di cư bằng đường biển nên sau khi đến đất liền họ chủ yếu định cư tại những cửa biển.

Ban đầu người Hoa sống bằng nghề nông, một số thì làm nghề chài lưới và buôn bán nhỏ. Trải qua một thời gian thì họ hình thành nên mối quan hệ giao thương cùng những đội thuyền nước ngoài và dần dần xây dựng cửa biển buôn bán sầm uất với dân bản địa người Việt và người Chăm trong khu vực. Thời kỳ này cũng đánh dấu mốc có nhiều cư dân từ Trung Hoa tới tiếp tục định cư, dân số tăng nhưng đời sống hòa hợp rất tốt với cộng đồng người Việt.

Hình thức kết nối của người Hoa với nhau là các “bang” và gắn liền với tên địa phương nguồn cội như Bang Triều Châu, Bang Quảng Đông, Bang Phúc Kiến… Sau khi hòa nhập vào đời sống cộng đồng dân cư, môi trường, hoàn cảnh và tiếp xúc văn hóa người Việt họ đã dần giao thoa, thay đổi một số nét trong truyền thống để thích ứng với hoàn cảnh chung nhưng vẫn giữ vững cốt cách dân tộc bao đời. Trong số đó, truyền thống thờ Quan Thánh Đế Quân, hay Quan Công là một trong những nét riêng đậm dấu và đặc sắc nhất của cộng đồng người Hoa ở tỉnh Bình Thuận.

Hiện tại dân số người Hoa tại Bình Thuận tập trung đông nhất tại huyện Bắc Ninh và thành phố Phan Thiết. Đền thờ Quan Công được người Hoa đặt tại chùa Ông (hay còn được biết đến với cái tên khác là đền Quan Công hay Quan Đế Miếu) Phan Thiết. Kiến trúc công trình mang đậm phong cách đền miếu dân tộc, từ kết cấu cho đến trang trí nghệ thuật, màu sắc đều thể hiện đúng theo kiểu truyền thống bao gồm tổng thể nhiều gian thờ.

Kể từ khi người Hoa xây dựng và dần hoàn thiện ngôi chùa vào năm 1778 thì cũng là lúc những nghi lễ thờ cúng Quan Công bắt đầu được thực hiện, giữ đúng phong cách của người Trung Quốc. Phong tục tập quán của người Hoa gần như được giữ gìn toàn vẹn dù đã di cư sang nước ta. Nhắc đến người Hoa tại Phan Thiết bạn nên ghi nhớ đặc trưng cơ bản nhất này, đồng thời họ luôn hướng đến những ước muốn cao đẹp với mục đích lớn nhất là bướng đến “chân – thiện – mỹ”.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Nghi lễ thờ cúng Quan Công bắt đầu được thực hiện từ khi người Hoa xây dựng và dần hoàn thiện ngôi chùa Ông vào năm 1778

Thời điểm diễn ra lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức 2 năm một lần tại Phan Thiết vào khoảng hạ tuần tháng 7 âm lịch. Với người Hoa tháng 7 âm là thời điểm báo hiếu với tổ tiên, thánh thần theo năm chẵn dương lịch, thế nên lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết 2023 sẽ không diễn ra. Thường lễ hội sẽ kéo dài khoảng 3 ngày, theo nghi thức truyền thống. Trong đó phần Nghinh Ông xuất du qua những tuyến đường chính Phan Thiết có sự góp mặt của khoảng hơn 1.000 người. Hiện nay có thể xem đây là dịp lễ hội phục vụ phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương hiệu quả đến với khách tham quan trong và ngoài nước.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Đoàn người chờ đợi và chiêm ngưỡng đoàn rước lễ đi ngang

Những hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội Nghinh Ông

Các hoạt động chính trong lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết bao gồm: Lễ thỉnh thánh mẫu, Lễ thỉnh kinh, Lễ khai kinh, Lễ Yết Quan thánh, Lễ chiêu vong, Lễ phóng đăng, Lễ hội hóa trang – biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng và đặc biệt là Lễ Nghinh Ông xuất du. Với lễ Nghinh Ông xuất du bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vào ngày hội, khi mà trên các đường phố trung tâm Phan Thiết sẽ có hơn 700 diễn viên quần chúng đến từ các hội quán như Hội Quán Phước Kiến, Hội Quán Quảng Đông, Hội Quán Triều Châu, Hội Quán Hải Nam, Đoàn Quan Đế Miếu xuất hiện biểu diễn.

3.1 Phần lễ trong lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết

Đây cũng là phần quan trọng nhất của lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết, nghi thức dành để tưởng nhớ những bậc anh hùng dân tộc, bậc thánh hiền, tiền nhân có công với đất nước, tổ tiên, làng xã, được nhân dân thờ phụng trong đền, miếu. Hai ngày đầu diễn ra lễ hội Nghinh Ông phần lễ được tiến hành qua 16 nghi lễ với những tên gọi khác nhau là: lễ thỉnh Thánh Mẫu, lễ thỉnh nước, lễ thỉnh kinh, lễ khai kinh…

Toàn bộ các nghi thức, nghi lễ đều được gắn với nhau đúng theo trình tự và có sự giao thoa trong lễ có hội – trong hội có lễ. Đó là sự gắn bó giữa nét hiện đại và sự hư vô của cuộc sống, giữa thực tế với thế giới tâm linh. Chính sự đan xen này cũng đã phần nào giúp lễ hội có linh hồn và sức sống mạnh mẽ hơn.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Toàn bộ các nghi thức, nghi lễ Nghinh Ông Phan Thiết đều được gắn với nhau đúng theo trình tự và có sự giao thoa trong lễ có hội – trong hội có lễ

Trình tự của phần Lễ diễn ra theo thứ tự 16 nghi lễ chính sau:

Lễ Thỉnh Thánh Mẫu

Lễ Thỉnh kinh

Lễ Thỉnh nước

Lễ Thỉnh chiêu ứng công

Lễ Khai kinh

Lễ Yết Quan Thánh, Cáo Tiền Hiền

Đoàn lễ Hội quán Quảng Đông ra mắt Quan Thánh

Đoàn lễ Hội quán Phúc Kiến ra mắt Quan Thánh

Lễ Chiêu vong linh Tiền Hiền

Lễ Phóng đăng

Lễ Phóng sanh

Đoàn lễ Hội quán Triều Châu ra mắt Quan Thánh

Đoàn lễ Hội quán Hải Nam ra mắt Quan Thánh

Lễ cúng thí thực

Lễ cầu quốc thái dân an

Lễ Thỉnh thuyền

3.2 Phần hội đặc trưng so với nhiều nơi khác

Sau hai ngày diễn ra lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết với hàng chục các nghi lễ lớn nhỏ chúng ta sẽ bước đến với phần hội. Có thể xem đây là nội dung chính vô cùng quan trọng và gây ấn tượng nhất trong lễ hội. Phần hội Nghinh Ông diễn ra trong không khí tưng bừng và nhộn nhịp, thu hút người người từ khắp các địa phương tấp nập ghé thăm.

Trước lễ hội Nghinh Ông vài ngày, trên mọi nẻo đường rước kiệu Ông đi qua mọi gia đình (tất cả các dân tộc khác nhau) đều có thông lệ làm vệ sinh sạch sẽ không gian nơi đó. Những chủ ghe lớn, hiệu buôn, hàm hộ (chủ cơ sở làm nước mắm) sẽ huy động hết nhân lực vào trước ngày lễ để đưa cát trắng từ bờ biển về đổ một lớp lên đường. Mục đích là giúp kiệu ông đi ngang sạch sẽ, cầu mong mình sẽ được phù hộ làm ăn phát đạt, chóng tai qua nạn khỏi khi gặp vận rủi.

Gia đình nào có cửa tiệm, căn hộ nằm trên đoạn đường đoàn rước kiệu diễu hành đều tự nguyện đóng cửa để đảm bảo an toàn trật tự. Thậm chí một số nhà còn chuẩn bị bàn thờ, vật thờ để đón kiệu Quan Thánh và các kiệu của Thánh thần đi qua.

Có tổng cộng 4 con đường đến 4 hội quán người Hoa mà đoàn rước kiệu chắc chắn phải đi qua và ghé thăm. Theo quan niệm của họ thì phải có Ông ghé thăm hội quán của Bang thì bà con mới làm ăn yên ổn, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bên cạnh diễu hành khách tham quan đến còn có cơ hội chiêm ngưỡng phần múa rồng, múa lân, các điệu múa dân gian, bát tiên, bát bửu… và những màn biểu diễn mang màu sắc hóa trang hiện đại như hóa thân thành Châu xương, Quan Bình, lính…

Kết thúc buổi lễ diễu hành hội Nghinh Ông đoàn rước sẽ đưa kiệu Ông và kiệu của các Thánh thần quay trở lại Quan Đế miếu. Nghi lễ cũng đã được chuẩn bị tại đây để đón đoàn Nghinh Ông trở về, kết thúc một ngày lễ đặc biệt.

Tìm hiểu thêm: Quán hủ tiếu Tuyết Ngân bình dân mà chất lượng vượt trội ở Mỹ Tho

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Đoàn múa rồng biểu diễn suốt chặng đường diễu hành đi qua

Lộ trình Nghinh Ông du hành trên đường phố tại Phan Thiết:

Quan đế Miếu => Trần Phú => Ngã Bảy Bưu Điện, thăm Hội quán Phước Kiến => Nguyễn Huệ => thăm Hội Quán Quảng Đông => Nguyễn Huệ rẽ phải => Đinh Tiên Hoàng => rẽ trái Lý Thường Kiệt => rẽ trái Trưng Trắc => Trưng Nhị thăm Hội Quán Triều Châu => rẽ trái Trần Phú => rẽ phải Đội Cung => thăm Hội Quán Hải Nam => Trưng Nhị => Nguyễn Văn Cừ => Ngã bảy Bưu Điện => Trần Phú => Triệu Quang Phục => Ngô Sĩ Liên => Ngư Ông => Trưng Trắc => rẽ trái Trần Hưng Đạo => rẽ phải Nguyễn Thái Học => rẽ phải Trần Quốc Toản => Nguyễn Thị Minh Khai => vườn hoa Đức Nghĩa => Nguyễn Tri Phường => Ngô Sĩ Liên => Quan Đế Miếu.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

Mãn nhãn với màn trình diễn các điệu múa dân gian

Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông

Có thể thấy lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết là lễ hội văn hóa dân gian, thể hiện tín ngưỡng rõ ràng với sắc thái văn hóa của người Hoa địa phương. Nội dung lễ hội vẫn còn giữ được đậm nét những yếu tố nguyên bản, đây cũng là điểm đặc sắc và đáng trân trọng nhất của di sản văn hóa Bình Thuận. Phần tài sản chung của cộng đồng này cần được gìn giữ, bảo tồn. Hơn nữa trên hết lễ hội Nghinh Ông còn phản ánh nhu cầu tín ngưỡng dân gian của nhân dân, bày tỏ khát khao về một cuộc sống thanh bình, được “quốc thái dân an” hay “mưa thuận gió hòa”, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông tưng bừng không gian văn hóa Phan Thiết

>>>>>Xem thêm: Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

Lễ hội Nghinh Ông thể hiện đậm chất văn hóa người Hoa tại Phan Thiết và là tài sản văn hóa phi vật thể đánh tôn vinh, lưu truyền

Lễ hội Nghinh Ông  của người Hoa tại Phan Thiết cũng là truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Không gian rực rỡ và đầy sống động của văn hóa đảm bảo sẽ làm mãn nhãn mọi khách tham quan, cổ vũ bạn hòa vào dòng người hứng khởi ngoài kia. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *