Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 là dịp để bạn tìm hiểu một thời chiến đấu oanh liệt và tri ân công lao các vị anh hùng đã hi sinh vì độc lập dân tộc. Đây chính là tọa độ để bạn học hỏi thêm những kiến thức lịch sử quý báu khi du lịch Bến Tre.

Bạn đang đọc: Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Vùng đất Bến Tre anh hùng là nơi sản sinh ra biết bao người con ưu tú có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ghé thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 để tìm hiểu về thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc sẽ là một trải nghiệm ở Bến Tre đầy thú vị dành cho bạn. 

Đôi nét về Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

1.1 Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ở đâu?

Căn cứ Giồng Luông nằm tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre là nơi ghi dấu ký ức lịch sử oai hùng của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ. Đây từng là Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 vang danh với những trận đánh đi vào lịch sử trên khắp các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ, làm khiếp vía bao kẻ thù xâm lược. 

Trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt, ngày nay khu Căn cứ Giồng Luông và Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2018. Đây cũng là nơi để giáo dục thế hệ tương lai đất nước về truyền thống lịch sử hào hùng của ông cha ta ngày trước.

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Căn cứ Giồng Luông là Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 vang danh với những trận đánh đi vào lịch sử

1.2 Lịch sử ra đời của Tiểu đoàn 307 vang danh Nam Bộ

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, chính quyền về tay nhân dân. Đến ngày 23/9/1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả nước sôi sục ý chí chiến đấu quyết đem hết tinh thần, lực lượng, đoàn kết toàn dân đánh đuổi thực dân Pháp.

Đến ngày 1/5/1948, tại căn cứ Đồng Tháp Mười, một tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam Bộ đã được thành lập. Đơn vị bao gồm lực lượng của Khu 8 và một bộ phận trong Trung đoàn 99 với tên gọi là “Tiểu đoàn Liên quân lưu động”. Sau khi hoàn thành các đợt huấn luyện cấp tốc, ngày 5/7/1948 tại khu Căn cứ Giồng Luông Bến Tre được chọn làm nơi diễn ra lễ xuất quân của Tiểu đoàn, mở đầu cho những trận đánh lưu danh sử sách. Mấy tháng sau ngày xuất quân, vì thấy tên gọi hiện tại quá dài, dễ lộ thông tin nên cho đơn vị đổi thành Tiểu đoàn 307. Đồng thời, ban chỉ huy đã chọn ngày 5 tháng 7 trở thành ngày truyền thống của Tiểu đoàn 307.

Sự ra đời của Tiểu đoàn 307 – Đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Khu 8. Kể từ ngày thành lập, Tiểu đoàn 307 đã làm nên những trận đánh vang danh trên khắp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm bao quân địch nghe tên mà khiếp vía. Khí chất kiên cường, chiến công lẫy lừng của Tiểu đoàn 307 được các thi sĩ, nhạc sĩ phổ thơ, viết nhạc để ca ngợi và nhắc nhớ thế hệ mai sau về một Tiểu đoàn anh hùng thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hướng dẫn di chuyển đến tham quan Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 42 km, Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 anh hùng chính là tọa độ bạn nhất định phải ghé thăm trong tuyến du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Bến Tre của mình. Để đến tham quan Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307, bạn di chuyển theo tuyến Quốc lộ 60 đến Thị trấn Mỏ Cày sau đó chuyển hướng sang Quốc lộ 57. Đến Ngã 4 Tân Phong, bạn rẽ trái theo Hương lộ 24 đi khoảng 2 km nữa là đến. 

Vì hành trình khá dài nên bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm nằm ngay trên đường đi như Di tích Căn cứ khu uỷ Sài Gòn Gia Định ở Mỏ Cày Bắc, Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre tại Mỏ Cày Nam và Nhà cổ Huỳnh phủ nằm cạnh địa điểm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307. Bên cạnh đó, di tích Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 nằm ngay trên mặt tiền đường lớn nên ngoài việc lái xe máy, bạn có thể thuê ô tô tự lái hoặc tham khảo lộ trình các tuyến xe bus tại Bến Tre để thuận tiện cho việc di chuyển.

Những địa điểm tham quan tại Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

3.1 Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

Đến đây, bạn sẽ được tham quan Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 và Bia lưu niệm nơi thành lập Tiểu đoàn 310 đặt trong không gian mở ngoài trời, xung quanh có cây xanh che bóng mát. Trên bia là giới thiệu vắng tắt về Tiểu đoàn 307 và các chiến công nổi bật do Ban truyền thông Tiểu đoàn 307 biên soạn. Nội dung trên bia nói rõ, ngay sau khi làm lễ xuất quân Tiểu đoàn 307 đã đánh nhiều trận lớn nhỏ đem về thắng lợi vang dội khắp vùng đồng bằng Nam Bộ. Trong đó, nổi tiếng nhất là 3 trận ở Mộc Hóa Long An, La Bang Trà Vinh và Tháp Mười Đồng Tháp khiến sinh lực địch bị tổn thất nặng nề. Đồng thời trên bia còn ghi lại Tiểu đoàn 307 được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 23/5/2005.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham quan cột mốc ghi nhận Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 và đến thắp nhang tại Đền thờ liệt sĩ xã Đại Điền nằm cách đó không xa.

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Tham quan Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 để hiểu thêm về lịch sử giữ nước. Ảnh: Chương Đài/TTXVN

Tìm hiểu thêm: Check in The Moon Coffee TRĂNG, quán cà phê bánh ngọt cực hot

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Cột mốc tưởng niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

3.2 Nhà cổ Huỳnh Phủ 

Bên cạnh tham quan nơi xuất quân Tiểu đoàn 307, bạn còn có thể ghé thăm Nhà cổ Huỳnh Phủ nằm cách đó chỉ vài trăm mét. Ngôi nhà cổ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1890, tính đến nay đã có niên đại hơn 130 năm lịch sử. Chủ nhân ngôi nhà là ông Huỳnh Ngọc Khiêm người gốc Huế di cư vào miền Nam để lập nghiệp. Nhờ chăm chỉ làm nông, ông đã trở thành một trong những người giàu có tiếng ở vùng Cù lao Minh và tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ.

Nhà cổ Huỳnh phủ được xây dựng theo lối kiến trúc Huế truyền thống với tất cả xiên, kèo, cột được làm bằng gỗ lim và căm xe thượng hạng, tọa lạc trên diện tích rộng khoảng 500 m2 và mất hết 14 năm để hoàn công. Ngôi nhà có nhiều hoa văn chạm khắc tinh xảo trên các khung cửa, đố ngang, đố dọc, hoành phi, liễn đối… do chính những thợ mộc người Huế kỳ công đẽo gọt. Bước vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều họa tiết chạm khắc như hoa sen, cá tôm, kì lân, phụng hoàng được thể hiện rất tỉ mỉ như một bức tranh sống động về đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Công trình kiến trúc mang đậm giá trị văn hóa này là nơi lưu lại dấu ấn của những thăng trầm lịch sử tại vùng Cù lao Minh qua hơn một thế kỷ.

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

Nhà cổ Huỳnh Phủ nằm cách di tích Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 khoảng 200 mét

Về thăm Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 ghi dấu ký ức oai hùng

>>>>>Xem thêm: Cột cờ Lũng Cú – Dấu ấn thiêng thiêng nơi địa đầu tổ quốc

Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc Huế truyền thống đã có niên đại hơn 130 năm

Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 là cột mốc đánh dấu sự mở đầu cho các chiến công hiển hách, vang dội khắp non sông đất nước của những người lính cụ Hồ năm nào. Nếu bạn đam mê tìm hiểu về lịch sử thì vùng đất Giồng Trôm với nhiều di tích nổi tiếng chính là một gợi ý thú vị trong cẩm nang du lịch dành cho bạn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *